Ngay chuyện cụ chọn về quê để nằm
thảnh thơi cũng là một lựa chọn kỳ diệu. Cuối cùng, quê hương và nhân dân, Tổ
quốc và dân tộc, đất mẹ và tình yêu… vẫn là cái nôi vững bền nhất để từng con
người trở về, mãi mãi yên nghỉ, thoát xa những lao xao thời cuộc, những nhiễu
nhương bất thường, những toan tính mệt nhọc…
---------
Tôi
nhớ năm 1984, mới ra trường được hơn 3 năm, được giao tổ chức một số tạp chí đặc
biệt nhân sự kiện 30 năm giải phóng Điện Biên Phủ. Trước đó tỉnh Gia Lai được
chọn cử một đội văn nghệ xung kích lên Điện Biên biểu diễn.
Tất
nhiên là phải có đại tướng Võ Nguyên Giáp trong số tạp chí ấy.
Nhưng
sau khi kỳ cạch tổ chức bài vở thì lại được lệnh từ một phó ty là: Rút toàn bộ
bài có nhắc đến Võ Nguyên Giáp.
Chả
hiểu sao, vì đang tuổi trẻ nghĩ ngắn, nhưng tôi cũng cố vớt vát lại bằng bài thơ
Đêm Điện Biên có 2 chữ anh Văn. Bài thơ ấy khi sửa đến bông 3 thì cũng bị bóc
vì có chữ Đêm. Điện Biên phải sáng lòa chứ không thể là đêm.
Tất
nhiên có thể là vì tôi làm ở một tạp chí Văn nghệ tỉnh lẻ, và thời bấy giờ những
ông lãnh đạo từ trong rừng ra chỉ có nhận thức đến thế?
Sau
đấy thì nghe bao chuyện về anh Văn…
Từ
việc đại tướng mất ta chứng kiến một sự kiện kỳ lạ trong đời sống xã hội Việt
Nam, ấy là việc gần như tất cả con dân Việt Nam, bên cạnh sự tiếc thương ông,
dù ông đã là một người rất thọ, thì còn rất tự hào về ông, coi ông như một phần
làm nên khí phách Việt, và đại diện cho khí phách ấy. Tôi cũng là người rất xúc
động, nhưng bên cạnh sự xúc động vì ông mất, tôi còn xúc động vì tình cảm nhân
dân Việt Nam dành cho ông, nhất là thanh niên. Chúng ta hay kêu thanh niên bàng
quan với những vấn đề lớn của đất nước, nhưng qua sự kiện này, tôi thấy, nhân định
ấy, may thay, đã không đúng.
Nhân
dân tiếc thương đại tướng đến mức, biến tên gọi cấp hàm thành danh từ riêng, cứ
nhắc đến đại tướng thì tức là nói về Võ Nguyên Giáp. Bằng chính cuộc đời mình,
ông đã trở thành biểu tượng của Việt Nam ở thế kỷ 20, và nhiều năm sau cũng khó
có trường hợp lặp lại.
Riêng
tôi, dù biết bác ốm đã lâu, biết bác đã cao tuổi và không cưỡng lại được mệnh
trời, nhưng từ hôm qua đến giờ đã rất nhiều lần chảy nước mắt, nhất là nhìn cảnh
nhân dân xếp hàng vào viếng bác tại 30 Hoàng Diệu…
Thì
rõ ràng, đây là một trường hợp kỳ lạ trong đời sống xã hội Việt Nam từ xưa đến
nay. Hồi cụ Hồ mất tôi ở xa và cũng còn nhỏ nên không rõ lắm, chỉ nghe kể và
xem phim sau đó, không thông tin trực tuyến như bây giờ. Và cũng nghĩ bác Hồ là
đương nhiên. Nhưng đến bác Giáp thì tôi cứ phải nghĩ mãi, có nhiều điều nghĩ mà
không viết ra được, không nói ra được…
Ngay
chuyện cụ chọn về quê để nằm thảnh thơi cũng là một lựa chọn kỳ diệu. Cuối
cùng, quê hương và nhân dân, Tổ quốc và dân tộc, đất mẹ và tình yêu… vẫn là cái
nôi vững bền nhất để từng con người trở về, mãi mãi yên nghỉ, thoát xa những
lao xao thời cuộc, những nhiễu nhương bất thường, những toan tính mệt nhọc…
Bác
Hồ cũng đã từng mong muốn như thế?...
5 nhận xét:
Cụ chọn về quê hương để nằm thảnh thơi ...Bác Hồ cũng đã mong muốn như thế ...mà không thực hiện được ...nhà thơ nhỉ ?
Thương ôi
Cụ muốn về quê
Nhưng người ta
Đưa cụ ra vũng chùa đảo yến
Giấc ngủ nghìn thu
Trong cồn cào sóng biển
Cách đất liền mấy dặm
Không một bóng người
Cụ trò chuyện với ai:
Với cỏ
với cây
với hải âu
với đá nâu
với cát trắng
Dưới mặt trời soi nắng chang chang.???
Lòng dân đối với Đại tướng chứng minh một chân lý : cái hắc ám xấu xa, nhỏ nhen ti tiện đâu có sống được lâu và cuối cùng cũng sẽ bị nhân dân vạch mặt!
Đại tướng mất mới biết lòng dân đối với người thế nào.
@An Trạch :
Bị tổ trác rồi cha nội. Lanh cha lanh chanh.
Đăng nhận xét