Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

SƠN LA 2

Tối qua lang thang đêm Hà Nội với mấy gã bạn. Trước khi ngồi ở ngõ Cấm Chỉ thì ngồi ở 285 Trần Khát Chân, một cái quán khá đẹp với thức ăn bình dân nhưng ngon. Điều muốn nói là, đang ngồi thì có một gã ăn xong đi ra, nhìn mình và hỏi: Đi Sơn La về rồi à?

Té ra gã đọc blog của mình, và bảo gã mới là ma xó Sơn La, ông lên như chuồn chuồn đạp nước thế thì biết thế nào Sơn La.

Mình đạp nước thật. Các em đến 5 đứa, thăm, nhớ tên chúng (và con và cháu chúng nữa) đã đủ hết thời gian rồi. Nhưng vẫn tranh thủ nhao một vòng thành phố. Đã đến Sơn La thì phải đến nhà tù, thăm cây đào Tô Hiệu. Đấy là niềm tự hào của Sơn Lan, phàm ai đã đến đều được giới thiệu về nó. Té ra cây đào khá nhỏ so với hình dung của mình. Đang ngó nghiêng chụp ảnh thì Lê Huy Mậu gọi, lão cũng hỏi đến nhà tù chưa? Mình bảo nó tan hoang hết rồi chả còn chỗ cho anh em mình đâu?

Thành phố Sơn La cấu trúc chiều dài chứ không vuông như thông thường, từ bến xe vào trung tâm quãng 3 cây số, các em mình ở sát bến xe. Núi ngay trong phố, nhà của các em khoét vào núi. Trong phố cũng dốc nhấp nhô, khá đẹp nhưng thưa người. Vào chợ rất đông chị em người Thái ngồi bán hàng, tằng cẩu búi cao và vẫn chụp thêm cái nón, thậm chí là mũ bảo hiểm. Mình có chụp một cái đầu tằng cẩu đội mũ bảo hiểm đưa lên fb, khá nhiều người ngạc nhiên. Phụ nữ Thái khi đã có chồng thì đều "tằng cẩu" để như kiểu tuyên bố chủ quyền ấy. Nó là sự bắt buộc, thế nên cái hồi lệnh bắt buộc mũ bảo hiểm đã có khá nhiều chuyện khôi hài khi CSGT thực thi công vụ. Giờ có lẽ quen rồi.

Té ra Sơn La lại là xứ xoài, lâu nay mình tưởng chỉ có miền tây. Dân Sơn La cũng tự hào về món này. Xoài thơm và ngọt. Quả nhỏ hơn xoài miền tây. Tất nhiên thì là còn mận, mơ, dế, bọ xít (tôm bay)... đặc sản...

Xe Sơn La cũng được người ở đây tự hào bởi chúng mới và hiện đại và đẹp và phục vụ chuyên nghiệp. Mình lên xe giường nằm lúc 10h trưa, gần 7h chiều thì đến Mỹ Đình. Trên xe bác tài dùng loa để cập nhật thông tin với hành khách, đại loại: xe sắp dừng ở đâu đấy, mời các bác hành khách nào xuống thì chuẩn bị...

Ngày xưa, Sơn La xa vời vợi, vậy nên mẹ mình và dì đến gần hết đời mới gặp được nhau. Là mẹ mình từ Huế ra Ninh Bình và dì cũng từ Sơn La về đấy nhân một cái lễ khánh thành nhà thờ. Mình hình dung cái vời vợi ấy khi ông em rể kể: Ngày xưa toàn vạ vật ở bến xe Kim Mã, phải có giấy công tác mới được ưu tiên. Đến mấy ngày mới có xe lên, và xe thì cũ nát và toàn ngồi nhồi nhét. Giờ chủ yếu là đi đêm, 9h lên xe nằm, 5 giờ sáng có mặt...

Tối qua nát người quá. Giờ phải đi làm việc tí đã...


Hai cô gái này là khách tham quan, thấy đang tạo dáng mình cũng chĩa máy vào ăn theo...


Em, con trai trưởng của dì

Cháu trai, con của con gái đầu của dì, sau lưng là cây đào Tô Hiệu


Toàn cảnh nhà tù Sơn La


Bên ngoài nhà tù

Phố Sơn La

Tằng cẩu vào chợ

Cũng là 1 đặc sản của Sơn La: Thớt nghiến

Sơn nữ. Bạn này thấy mình chụp ảnh còn đưa 2 ngón tay lên làm duyên

Đặc sản dế

Nậm Pịa dê. Nó gần như món dé đắng của Bình Định. Nói gần như vì thiếu lá giang, khổ qua và ớt. Mọi người tưởng mình không ăn được, nhưng mình chén tốt, còn bảo chỉ trừ bù loong đinh ốc là mình không ăn thôi. Cái làm nên món này và khiến nó quý là cái nước sền sệt trong ruột non của con dê, dạng như phèo của lợn. Nó nhận nhận đắng và có mùi đặc trưng...

Đi hát karaoke với 2 ông em

Tôm, cháu gọi bằng ông

12 nhận xét:

PTN nói...

Cây đào trong ảnh của anh ko phải cây đào ngày xưa Tô Hiệu chăm sóc đâu ạ, nó già quá chết rồi, cây đào này là cành của nó ghép vào lại gốc thôi. Anh có lấy ảnh cây đào Tô Hiệu "xịn" thì em gửi cho.

Em là cô gái hôm ngồi cùng anh Đàm Khánh Phương (hihi, đoạn này anh đừng hiển thì vào comment)

Ký ức tuổi thơ nói...

Cái món Pịa hôm đi Điện Biên nhà cháu được mời ăn. Thấy mọi người nhìn cháu tủm tỉm cười cháu nghi nghi rồi. Đan trong miệng thì một ông bạn nói nhỏ vào tai nó được làm từ......hic.....Chảu nhoẻn cười và bảo đi ra ngoài......Xin cạch đến già về "cái mùi đặc trưng".

Nặc danh nói...

Đến http://nhahangtrexanh.com/default.aspx cụ hổng chộp mí iêm kiểu ảnh mần kỉ liệm, uôi, iêm Sai (say) quá, giờ mới mã hồi đơi, hẹn cụ nần sao nhế, cụ Pi A (PR) cho iêm thêm tý Nhà hàng Tre Xanh của iêm thêm tẹo lữa. he he. Cảm ơn cụ rất. em Tá. :)

Nặc danh nói...

Nấn sau cụ nhớ ăn món rau Thối ở Sơn Na nhế. Hum qua ở Tre Xanh đãi cụ món đó đó, Nụi (HN) kêu rau Bò Khai, còn trên Són Lá họ kêu nà Rau Thối, ngon ngon rất. nhưn tiện cho iêm đặt cái Link quảng cấu cho cái quán nhỏ của iêm phát ạ. Cảm ơn cụ rất và hẹn gặp diệp khác, em say quá, giờ còn chưa mã hồi đơi, mệt mệt nà.http://nhahangtrexanh.com/default.aspx

Nguyễn Thành Phong nói...

Tôi mới là dân Sơn La xịn, sống từ bé tí, có người yêu đầu đời là gái Thái bản Phiêng Ngùa. Lên Sơn La mà rủ tôi đi cùng thi bác tha hồ viết. Về HN ngồi quán Trần Khát Chân ngay cạnh nhà tôi mà không gọi. Thật chán mớ đời!

Văn Công Hùng nói...

Thieutatoken:
Lần sau sẽ chụp ảnh đưa hoành tráng nhé. Hôm ấy mình phải hơn 3h sáng mới về KS, mệt rũ.

Văn Công Hùng nói...

@Nguyễn Thành Phong:
Tiếc thật, thôi lần sau vậy, cả Sơn La và cả ngồi Trần Khát Chân sẽ gọi nhau nhé.

satrungkim.sl@gmail.com nói...

Sơn La không ít người hâm mộ thơ Văn Công Hùng,tiếc là anh lên và lặn ngay, như biến thế, các fan không kịp nghênh tiếp; Tiêc !

satrungkim nói...

Rất tiếc là anh VCH lên và về nhanh như xiếc, các fan hâm mộ không kịp gọi nhau nghênh tiếp, chứ không phải dân Sơn La ít người vào trang của anh!!!

Văn Công Hùng nói...

@Satrungkim:
----
Thú thật là chuyến này mình lên vì việc gia đình, lên rất nhanh và về rất nhanh vì điều kiện không cho phép, chứ bản thân rất muốn gặp các bạn Sơn La. Rất muốn vào thăm các đồng nghiệp cả văn và báo ở hội VN và Hội Nb mà cũng không có thời gian. NGay nhà các em mình cũng vào chưa hết. thôi đành xin lỗi và hẹn lần sau vậy.
Cám ơn bạn và Sơn La rất nhiều. Tối nay tôi đưa các bạn văn cả Gia lai và HN về nhà, ăn mận Sơn La đấy...

Unknown nói...

ai bao khong co ai ham mo bac VCH nhi?

Unknown nói...

ai bao khong co ai ham mo bac VCH nhi?