Hôm kỷ niệm thành lập Hải quân Việt Nam trên
boong tàu HQ 996 tôi (và 200 người trên tàu) đã được ăn lá này cùng… thịt chó,
do anh em Hải Quân chiêu đãi. Tất nhiên là chó mang từ nhà, cấp đông trong tủ lạnh.
Và thú thật là, với điều kiện như thế ở trên tàu, mà mấy anh nuôi nấu được món
nhựa mận như thế thì quả là mấy tay này cũng thuộc loại thượng thừa “mộc tồn”.
-----------
Ngay
khi tôi đang trên tàu HQ 996 lênh đênh trên biển đông thì nhiều người nhắn tin
hỏi là đi thế ăn… hải sản có sướng không? Nhầm rất to. Trên tàu chỉ ăn toàn đồ
đông lạnh mang đi từ nhà. Cá thì chủ yếu là cá Diêu hồng và cá lóc. Rau thì
quanh đi quẩn lại là bắp cải, cải và su su. Có một vài lần tàu neo ở nơi có cá,
một vài người mang cần ra câu, được con nào thì nướng chén tại chỗ, từng nhóm bạn
thôi chứ không thể có cho khắp tàu, và chủ yếu là cá thu ngừ hoặc cá mú.
|
Bạn này phóng viên báo Hoa học trò xách 2 con cá người khác câu được để... diễn... |
Còn
chiến sĩ và những hộ dân (ở 3 đảo có dân) thì cũng không phải lúc nào cũng có
cá biển ăn. Những đảo có dân thì dân đi đánh cá, nhưng cũng chỉ lặt vặt vì ngư
cụ không đủ, đánh về để ăn còn thừa thì cân cho bộ đội. Còn bộ đội thì không được
phép đánh cá. Tức là cũng không phải hải sản ê hề, và cũng không phải tôm cua
ghẹ mực- những thứ ta hay gọi là hải sản ở đất liền. Có những con ốc rất to,
anh em cũng không biết là ốc gì, to bằng cái rổ. Lặn xuống thấy nó đang mở miệng
thì cầm dao găm, rất nhanh cắt cái gân ở phần giáp với vỏ rồi rút tay ra không
cho nó kịp ngậm miệng nghiến đứt tay mình, ngoi lên rồi lặn xuống mới bê con ốc,
lúc này đã không ngậm miệng được nữa, lên. Loại này một con cả tiểu đội ăn
nhòe, nhưng hỏi có ngon không, lắc đầu bảo chắc nó không bằng ốc nhảy trên bờ
hay ăn.
|
Mâm cúng các liệt sĩ đảo Gạc Ma được chuẩn bị từ bờ, thiếu tướng Bùi Sĩ Trinh tự tay kiểm tra... |
Thức
ăn chủ yếu vẫn là đồ hộp theo khẩu phần được tiếp tế từ đất liền, ngoài ra thì
là những thứ chăn nuôi được, như bò, lợn, gà, vịt và… chó. Chó được chiến sĩ ở
các đảo ngoài Trường Sa nuôi rất nhiều và rất khôn. Đảo nhiều chó nhất là Sinh
Tồn đông, chó đông như… người, và rất khôn. Ban ngày khách lạ vào rất đông cấm
thấy chúng sủa một tiếng. Nhưng tối, sau hiệu lệnh báo ngủ của bộ đội thì chúng
tản ra quanh đảo, và đố có động tĩnh nào thoát cặp mắt… chó của chúng. (Ra đảo
rồi mới thấy, có lẽ không cách gì ai có thể chiếm đảo được, dù tôi chỉ là tên
nhà thơ, chả có tư duy quân sự gì). Nhưng, đành phải đau đớn nói thật, thi thoảng
vẫn có những chú được… chấm để phục vụ chất tươi cho bộ đội. Một sĩ quan nói với
tôi: Thì cũng biết nó là bạn mình, là đồng đội mình. Nhưng ngoài ra nó còn chức
năng cải thiện nữa, chứ cứ để nó tự nhiên thế chả mấy chốc mà đầy đảo. Ở đảo có
một thứ lá có thể thay thế lá mơ để ăn thịt chó là lá tra. Hôm kỷ niệm thành lập
Hải quân Việt Nam trên boong tàu HQ 996 tôi (và 200 người trên tàu) đã được ăn
lá này cùng… thịt chó, do anh em Hải Quân chiêu đãi. Tất nhiên là chó mang từ
nhà, cấp đông trong tủ lạnh. Và thú thật là, với điều kiện như thế ở trên tàu,
mà mấy anh nuôi nấu được món nhựa mận như thế thì quả là mấy tay này cũng thuộc
loại thượng thừa “mộc tồn”. Trên tàu rất đông người Bắc, rất nhiều cái mồm sành
ăn, thế mà ai nấy đều trầm trồ thì quả là tôi hoàn toàn không khen vống lên.
Cây tra to như cây phong ba, dáng cũng rất rồng chầu hổ lượn, và lá thì hơi giống
lá… bàng, dầy và cứng, ăn chát, nhưng quả là ăn với thịt chó khá hợp khi mà
không có lá mơ. Rau xanh trên đảo rất hiếm nhưng không phải không có. Những chỗ
không trồng được rau xanh thì đành chờ đất liền cung cấp. Tôi đã chụp được những
bức ảnh những cái cải bắp cuống đen thui, cả những rổ chanh vùi trong cát quả
teo lại như táo tàu, thế mà vẫn còn trong diện lưu trữ, để dành chứ chưa được
ăn ngay. Thứ mà dễ trữ nhất trên đảo là bí đao. Có nơi như trạm hải đăng Song Tử
Tây thấy hàng mấy chục quả bí quấn lá chuối lăn lóc ở góc cầu thang lên tháp
đèn. Chiều 9/6, khi vào bếp ăn của đảo Sinh Tồn thấy chiến sĩ đang thái dưa chuột
muối. Hỏi chế biến món gì, bảo xào chú ạ, xào với thịt hộp. Canh thì dễ nhất.
Như ở trên tàu, thấy vài lát tôm, và nước, rất nhiều nước, vài lát cà chua, mấy
miếng bầu hoặc bắp cải nữa, tất nhiên là bột ngọt bột nêm, thế là đưa cơm. Canh
của lính chắc cũng thế.
|
Chia cơm trên tàu |
|
Chế biến bữa ăn trong nhà ăn trên đảo |
Vào
nhà mấy hộ dân trên đảo, tôi cũng xộc vào tủ lạnh, và… chụp ảnh. Giờ mở ảnh ra
xem thì thấy trong ấy là thịt, trứng, cá và rau. Cũng không phải rau yểu điệu
thục nữ như muống, xà lách, cà chua… mà chủ yếu là bí đao, dưa leo, và trái
cây. Ngăn đá chứa thịt và cả cá biển, chứng tỏ không phải họ thường xuyên có cá
tươi ăn dù dung quanh là bao la biển, là xanh ngằn ngặt biển.
|
Một bữa ăn trên tàu. Đây là 8 chiến sĩ phòng mình |
Để
trồng được rau xanh trên đảo là cả một kỳ công. Trừ vài đảo có đất còn thì chủ
yếu là cát và vụn san hô. Ngoài ra thì còn gió, nắng và hơi mặn của biển. Thế
mà lại còn hiếm nước tưới. Vậy nhưng tôi đã chụp được những bức ảnh những chậu
rau, thùng rau, rổ rau… trồng như kiểu vườn treo Babilon. Nhìn những ngọn rau mởn
xanh có thể hiểu được công sức và tâm huyết của người trồng. Thấy có cả các bao
tải đựng đất có nhãn hẳn hoi, mới biết ở đất liền có bán đất trồng rau, và lính
ta cõng ra đảo. Các đảo nổi bây giờ phần lớn là đảo xanh, tức là cây xanh bạt
ngàn trên đảo, các con đường cây đã giao tán, các khoảng sân cây phủ bóng rợp.
Thì cũng vẫn chỉ là bàng vuông, phong ba, bão táp, phi lao… và giờ có cây tra.
Đặc biệt cây mù u khá hợp với đảo, hoa nở đẹp và thơm, rất nhanh cho tán, gốc
nhanh lớn như cổ thụ.
|
Vườn rau trên đảo |
|
Trong tủ lạnh của một gia đình trên đảo |
Trở
lại rau xanh trên đảo, chủ yếu là dền, cải, mùng tơi và rau ngót. Rau ngót là
nhiều nhất. Một số nơi trồng được chuối, đu đủ. Nó không chỉ là món ăn chín, mà
có thể ăn xanh thay rau. Đu đủ thì xào, canh hoặc làm nộm. Chuối xanh nấu với
cá, thịt ba chỉ, mẻ, thậm chí không có cá, thịt ba chỉ thì xào không với mỡ
cũng OK… cũng là món dễ tiêu cơm.
Hôm
lên đảo Sinh Tồn, một số anh em báo chí vào một nhà dân và được họ đãi món bánh
tráng nhúng quấn cá tươi, có… rau sống, chấm nước mắm ớt kiểu Bình Định. Khi về
tàu, ai cũng hít hà coi đó là bữa tiệc ngon nhất mà mình từng hưởng, dù mỗi người
chỉ được một cuốn bằng ngón tay cái, vì gia đình này chỉ có hai vợ chồng, còn
con đã gửi hết vào đất liền.
Cũng
trên đảo Sinh Tồn, tôi chứng kiến và chụp ảnh một chú lợn đen da dày lông dựng
đứng đang làm ổ đẻ. Đảo này nuôi toàn loại lợn ấy, nghe nói là giống thuần chủng
từ xưa, con nào con nấy lừng lững và đen kịt. Đấy cũng là nguồn thực phẩm chủ yếu
“cây nhà lá vườn”. Trong khi ở đảo Song Tử tây thì lại rất nhiều bò, không có cỏ
chúng được cho ăn cơm, cám và… thùng các tông. Có cả một con bò đực giống ngoại,
to cao lừng lững như bò tót, u gáy nổi như sừng, bộ truyền giống lủng lẳng
trông rất… hoành tráng. Nó có nhiệm vụ phục vụ lũ bò cái thuần Việt khá nhiều
ngoài đảo để sinh ra một thế hệ bò lai nhiều thịt. Và điều đặc biệt chỉ gặp ở
Trường Sa, ấy là bò ở đây ăn thùng các tông. Không có thường xuyên để ăn, lâu
lâu có quà đất liền gửi ra, lính ta để dành và thi thoảng cho chúng cải thiện.
Bình thường chúng ăn cơm ăn cám, khi nào có dịp thì được cải thiện các tông, thế
mà thấy mấy chú bò ở đảo Song Tử Tây vẫn mập ú.
|
22 mét phía dưới là mặt biển... |
Vừa
rồi nghe nói có một anh hàng phở ở Hà Nội xung phong ra Trường Sa làm phở cho bộ
đội ăn. Chỉ nghe thôi đã hình dung thấy bộ đội mừng đến như thế nào, và anh này
cũng vất vả ra làm sao khi mà anh làm hàng nghìn tô phở chuẩn Hà Nội chiêu đãi
anh em trên cả chục đảo. Có nhiều sĩ quan, chứ không nói lính, từ bé đến giờ
chưa bao giờ ăn phở Hà Nội, và tô phở đầu tiên được ăn lại là trên đảo, cách đất
liền đến mấy ngày đường. Ngay chúng tôi trên tàu, ăn sáng bằng mì tôm và phở ăn
liền đến sáng thứ 4 thứ 5 thì thấy xoong mì đã lơ lơ rồi, khi lên bờ việc đầu
tiên là ăn rất nhiều rau, và việc 2 là sáng sau tìm phở để ăn. Thế thì cái tô
phở gốc Hà Nội kia nó giá trị biết bao.
Trên
nhà giàn DK 12 có một giàn rau mùng tơi xanh mướt, ngọn mập mạp vươn ra từ độ
cao 22m so với mặt biển. Tôi tìm mãi không thấy dấu vết của hái hay cắt. Thì ra
lính ta trồng rau để… ngắm thay hoa là chủ yếu, và lâu lâu có khách đất liền ra
thì để các thủ trưởng… chụp ảnh. Nhưng lính nhà giàn còn có cá để ăn, vì họ ở một
chỗ, thức ăn thừa bỏ xuống cá đến ăn thành thói quen, lúc cần ăn cá nghiền
lương khô ra rắc xuống, cá đến, chọn con nào thích thì thả câu sát nó. Và vì thế,
trong mấy cái gầm trống của nhà giàn, tôi thấy có trồng nghệ, đinh lăng… những
thứ hợp với cá, để khỏi ngán, chứ ngày nào cũng cá biển luộc thì cũng như ta rền
rĩ cả tháng mì tôm thôi…
Cơm
cháy, lương khô, mì tôm… vẫn là những thứ chiến lược trên đảo và các tàu. Và
tôi đã ăn một bữa trưa bằng cơm cháy và lương khô trên tàu Biển Đông 08 một
cách ngon lành…
2 nhận xét:
Đọc về chuyện trồng rau xanh ở Trường Sa nhiều , bữa nay tui mạnh dạn „ chém gió” 1 phát về chuyện này với các bác.
Tui nghe nhiều nơi người ta sản xuất rau bằng môi trường nước ( hydroculture ).
Cây rau được trồng trong những viên gốm xốp được nung từ đất sét . Rễ cây bám vào những viên gốm xốp có nhiều mao mạch để trữ nước . Cây được tưới dung dịch gồm nước và các chất dinh dưỡng hòa tan . Trồng kiểu này rau sạch , ít mắc bệnh và cho năng suất cao , tiết kiệm nước và chỗ , rất hợp với các loại cây leo như dưa leo , cà chua , bầu , bí , đậu đũa …Có thể làm những khung hộp vài - mươi m2 , có mái che chắn nắng gắt và gió để trồng ở đảo (?)
Sau nữa tôi từng nếm món rong biển , vị cũng giòn và mát. Liệu biển của ta có nuôi trồng được rong – tảo biển ăn được không ?
Các nhà khoa học ,nông học, hải dương học của ta chắc có nhiều sao hậu cần của Hải quân không đặt họ nghiên cứu về những việc trên ?
Giờ mới bit blog của bác, cháu nghe bác trên ti vi ^^
Đăng nhận xét