Nếu chỉ ngồi một chỗ rồi "tôi tin là" như thế có khi mình cũng... "Tôi tin là"... được...
Mấy dòng trên là mình viết trên facebook tối qua sau khi nghe ngài bộ trưởng CT nói trên tivi. Rất nhiều bạn đã vào like và còm. Tối nay đi nhậu về, với một ông tiến sĩ cây lương thực nhưng rất giỏi về văn hóa, lịch sử, địa lý, chính trị... về thì gặp cái thư ngỏ của chính một người trong cuộc. Khoái quá mình đưa lên đây. Mình vẫn giữ quan điểm, sức khỏe và IQ của lãnh đạo là... bí mật quốc gia, "đứa" nào làm lộ tức là lộ bí mật quốc gia, hehe...
------
Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về bauxite
Thứ Hai, 11/03/2013 18:59
(NLĐO)- Ngày 11-3, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL Các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin, có bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng sau khi nghe ông trả lời trên VTV1 về vấn đề bauxite Tây Nguyên. Báo NLĐO xin trích giới thiệu bức thư ngỏ này.
"Hà Nội, ngày 11-3-2013.
Kính gửi anh Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Công Thương,
Tôi là Nguyễn Thành
Sơn, may mắn đã quen biết và đôi khi có làm việc với anh từ năm 1977
(khi tôi còn làm việc ở Vụ Kế hoạch - Bộ Điện Than), chắc anh vẫn nhớ.
Tối qua, tôi đã lắng nghe anh trả lời phỏng vấn của VTV1 về bauxite. Tôi xin phép được trao đổi với anh một số ý như sau:
Trước hết anh nói: “Trữ lượng bauxite của VN là khoảng 10-11 tỉ tấn”
là sai mất rồi. Con số 10-11 tỉ tấn chỉ là tiềm năng về bauxite, dứt
khoát không phải là trữ lượng. Theo chuẩn đánh giá của Mỹ thì trữ lượng
bauxite của VN chỉ bằng 1/5 con số đó thôi. VN không phải “là một trong một số ít nước được đánh giá là có trữ lượng bauxite lớn trên thế giới” đâu anh ạ. Đó chỉ là đánh giá của những người không hiểu thế nào là “trữ lượng” thôi.
TS Nguyễn Thành Sơn viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng về vấn đề bauxite - Ảnh: Thế Dũng
Về việc phải nhập khẩu
nhôm: Là Bộ trưởng Công Thương, anh thừa biết ngành luyện kim của VN như
thế nào? Kim loại nào cũng phải nhập. Dễ làm như gang-thép mấy chục năm
nay rồi có cạnh tranh nổi đâu, càng làm càng kém hiệu quả. Giá điện ở
VN thì anh quá thuộc rồi. Với nền kinh tế VN, “mơ” đến công nghiệp nhôm
cũng giống như “mơ” về giá điện 600 đồng/KWh. Anh nói, hằng năm ta phải
chi hơn 1 tỉ đô la để nhập nửa triệu tấn nhôm. Tôi sẵn sàng cá với anh,
trên Tây Nguyên, nếu Vinacomin tự làm ra được nửa triệu tấn nhôm (như
loại đang phải nhập) sẽ tốn hơn 2,5 tỉ đô la kia. Việc nhập nhôm không
phải là lý do chính đáng để phải triển khai hai dự án bauxite như anh
nói đâu.
Về chủ trương: Mọi chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta đều hướng đến mang lại lợi ích tối đa cho
dân tộc, cho nền kinh tế. Dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về
bauxite-nhôm nhưng khi triển khai chủ trương đó một cách “quyết liệt”
như Vinacomin và Bộ Công Thương đã làm mà không thấy hiệu quả và lợi ích
đâu thì bộ và Vinacomin phải có trách nhiệm báo cáo lại với Đảng và Nhà
nước chứ? Tôi thấy, trong quá trình triển khai chủ trương của Đảng và
Nhà nước về bauxite-nhôm, bộ và Vinacomin đã mắc nhiều sai lầm đáng tiếc
nên đã dẫn đến tình trạng hiện nay. Nếu anh thu xếp được thời gian, tôi
sẽ trình bầy riêng với anh về chủ đề này.
Về dự án thí điểm: Anh đã nói đúng, là “ở
giai đoạn hiện nay, chúng ta mới đầu tư thí điểm hai dự án khai thác
bauxite và chế biến thành a-lu-min tại Tân Rai (Lâm Ðồng) và Nhân Cơ
(Ðắk Nông)”. Chắc Vinacomin chưa kịp báo cáo với anh, cái gọi là
“thí điểm hai dự án” của “quả đấm thép” Vinacomin hiện đã bổ sung vào nợ
công của VN hơn 1,2 tỉ đô la rồi đấy. Nếu cứ ‘quyết liệt’ làm nốt Nhân
Cơ thì nợ công sẽ tăng thêm gần 2 tỉ đô la kia. Đến tình trạng như hiện
nay, đối với Bộ Công Thương, có thể coi đó là hai dự án “thí điểm”,
nhưng đối với Vinacomin thì đó là 2 dự án “thí mạng” rồi anh Hoàng ạ. Để
trả nợ cho hai dự án “thí điểm” này của bộ, gần 140.000 lao động của
Vinacomin (trong đó có tôi) sẽ phải làm việc cật lực 20 năm may ra mới
“xong” (tôi chỉ còn phải làm hơn 1 năm nữa thôi).
Về nguyên nhân chậm
tiến độ: Là người của Vinacomin, tôi thấy nguyên nhân chủ yếu của việc
chậm tiến độ của hai dự án là do chủ đầu tư quá nóng vội, “quyết liệt”
làm cho bằng được, còn nhà thầu thì hứa hão. Là cấp trên của Vinacomin,
Bộ Công Thương không nên trách chủ đầu tư “chưa thực hiện thật tốt công tác thông tin tuyên truyền, giải thích”.
Tôi biết Vinacomin rất tích cực trong việc thông tin tuyên truyền giải
thích. Chỉ có điều, những thông tin mà dư luận quan tâm thì Vinacomin
lại “lờ” đi, không “tuyên truyền”, còn những vấn đề được Vinacomin “giải
thích” thì dư luận đã đoán được trước như cảng Kê Gà rồi.
Thiệt hại hàng trăm
triệu đô la do chậm tiến độ thì rõ rồi, tôi không thấy anh nhắc đến.
Nhưng, lợi ích của việc chậm tiến độ như anh nói là “chúng ta phải chấp nhận kéo dài nhưng đổi lại sẽ yên tâm hơn về mức độ an toàn công trình”
thì tôi không tin. Mức độ an toàn của bùn đỏ trước hết do công nghệ
thải bùn đỏ (“khô” hay “ướt”) quyết định, chứ không phụ thuộc vào mấy
lớp vải địa kỹ thuật của nhà thầu dùng. Tôi thấy Bộ Công Thương, sau khi
đi khảo sát ở Hungary về nhưng vẫn phê duyệt công nghệ thải bùn “ướt”
là một sai lầm cố ý. Người Hungary có khuyên chúng ta cứ làm “ướt”
không? Anh nói “dư luận xã hội chưa
đồng thuận với việc triển khai dự án, nên ở giai đoạn đầu của quá trình
thi công có một số hạng mục đã phải tạm giãn tiến độ chờ xem xét”.
Tôi thấy, qui trách nhiệm chậm tiến độ cho dư luận xã hội là không nên.
Nếu bộ “xem xét” mọi việc đều đúng thì chẳng có dư luận nào “chưa đồng
thuận” cả. Còn nếu dư luận xã hội sai thì việc gì bộ phải “xem xét” (Anh
cứ hỏi anh Lê Dương Quang - bạn tôi).
Về chất lượng công trình: Tôi thấy dự án Tân Rai mới chỉ chạy được 30-40% công suất thiết kế mà anh đã khẳng định “đã sản xuất thử thành công sản phẩm a-lu-min đầu tiên với chất lượng được đánh giá cơ bản đạt yêu cầu”.
Bên trong nhà máy khai thác bauxite Tân Rai
Về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án: Anh đã nói rằng “cần phải dựa trên những tính toán dài hạn”
là rất đúng. Để thực hiện lời của anh, thế giới từ những năm 80 của thế
kỷ trước đã phát minh ra một số cái gọi là NPV, B, C, IRR... Nếu có ai
đó, lấy giá bán alumina tại thời điểm hôm nay (liên quan đến B) so sánh
với chi phí (liên quan đến C) tại thời điểm ngày mai thì họ đã sai. Anh
nên cho Vinacomin công khai xem chi phí làm ra 1 tấn alumina ở Tân Rai
như thế nào để dạy cho người ta cách tính.
Về hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án: Anh nói (như nhiều người giống anh đã nói): “Ðối
với doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh là mục tiêu chủ yếu, nhưng đối
với xã hội điều lớn hơn mà tất cả chúng ta mong đợi là hiệu quả tổng
hợp về kinh tế - xã hội đối với phát triển vùng, phát triển ngành và
phát triển nền kinh tế”. Anh cứ hỏi anh Vũ Đức Đam thì biết, nếu
ngành than ở Quảng Ninh mà thua lỗ thì tình hình Quảng Ninh sẽ như thế
nào? Bản thân bauxite Tân Rai hay Nhân Cơ không có lãi thì lấy gì để
“lan tỏa” cho Lâm Đồng hay Đắk Nông? Đối với hai dự án bauxite này, các
“tham mưu” của anh đang vận động anh xin Chính phủ giảm tiền đền bù,
giảm phí môi trường, giảm thuế xuất khẩu... thì tôi không hiểu cái gọi
là “hiệu quả tổng hợp về kinh tế-xã hội” là cái gì? Quan điểm của anh
cho rằng: “hãy để dự án vận hành một
thời gian rồi chúng ta sẽ có cơ sở xem xét và đánh giá hiệu quả của dự
án. Ðó là cách tiếp cận khách quan và phù hợp” là “vòng vo tam
quốc” cho vui thôi. Tôi không rõ, trước khi các anh ký trình Thủ tướng
xin được triển khai “quyết liệt” cả hai dự án thí điểm thì các anh đã
“tiếp cận khách quan và phù hợp” đến như thế nào trong chương mục “đánh
giá hiệu quả của dự án”?
Về việc dừng cảng Kê
Gà: Tôi thấy người đặt câu hỏi rất đúng và trúng, còn anh trả lời cũng
rất hay và khéo... Nhân đây, tôi cũng xin nhắc đến cái gọi là “qui hoạch
bauxite” của Bộ Công Thương. Năm ngoái, khi anh Khanh “rà soát”, “hiệu
chỉnh” xong, tôi đã gửi cho các anh (và cả anh Hoàng Trung Hải nữa) nhận
xét của tôi về cái qui hoạch hiệu chỉnh đó. Với phương pháp luận và tư
duy qui hoạch như vậy thì cảng Kê Gà không phải là dự án duy nhất sẽ bị
Thủ tướng “tuýt còi” đâu.
Về hậu quả của hai dự án thí điểm: Nghe anh nhắc đến bùn đỏ tôi cũng mừng. Nhưng, tôi không rõ “nhiều bài học về môi trường, không chỉ trong nước mà có cả trên thế giới”
được anh nhắc đến nó như thế nào? Tôi biết chắc chắn, bùn đỏ nếu được
đổ thải ra ngoài trên độ cao 800-900 m so với mực nước biển và ở đầu
nguồn nước như ở Tân Rai và Nhân Cơ thì chỉ an toàn khi được thải “khô”
như cả thế giới đang làm.
Về xử lý bùn đỏ: Tối qua tôi thấy gương mặt anh vẫn hơi buồn khi nhắc đến thành công của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN “đang
hoàn thiện đề tài ở quy mô thử nghiệm, để chuyển sang quy mô công
nghiệp việc nghiên cứu xử lý bùn đỏ để thu hồi lại xút, sản xuất sắt
xốp, xỉ”... Tôi cũng xin mạn phép để nhắc đến "tính hiệu quả kinh
tế" của việc xử lý bùn đỏ. Việc thu hồi “xút” chẳng ai dại gì lại làm
như viện hàn lâm của VN cả. Trong sách giáo khoa của Liên Xô, họ dạy
chúng tôi là xút phải cố gắng thu hồi tối đa trong nhà máy trước khi
thải ra ngoài cùng bùn đỏ. Việc sản xuất “sắt xốp, xỉ” từ bùn đỏ từ Tây
Nguyên đã “thành công” thì cũng là “tin” tham khảo thôi anh ạ, ai cũng
biết rồi... Ngoài ra, quặng sắt Thạch Khê có hàm lượng Fe2O3 còn cao hơn
2-3 lần so với bùn đỏ, nằm ngay sát bờ biển (thuận lợi đủ thứ), không
hiểu 10 năm nữa có ra được sắt “xốp” không?
Vài lời tâm sự, chắc đã làm anh mất nhiều thời gian.
Tôi gửi anh thư ngỏ vì
cách đây chưa lâu, tôi có gửi tới anh (qua đường bưu điện) phương án
“Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh
của Vinacomin” do tôi “sáng tác” nhưng không thấy được anh hồi âm.
Kính chúc anh sức khỏe và thành công.
Kính thư,
TS Nguyễn Thành Sơn"
11 nhận xét:
Tôi cũng tin là tay bộ trưởng CT này đóe hiểu gì,hắn ta chỉ biết mang máng rằng thì là nói đến quặng thì phải nói trữ lượng,nói đến viện hàn lâm thì phải nói nghiên cứu,v.v...Làm bộ trưởng ở nước ta không cần học sướng thật đấy.
Cháu là học sinh cấp 3, cháu thích chú Hùng bỏ thơ viết báo thế này hay và có ích hơn
Cháu nói đúng,bác Hùng viết báo có bút lực hơn.Thơ không phải là thế mạnh của bác.
Tôi lại nhớ lời ca bài Con chimse3 tóc xù của Trần Tiến:"...Đừng tin em nhé, đừng nghe ! Đừng nghe em nhé, đừng tin !..."
BT VHH, như anh NTS nói rất chuẩn là nói vung, nói vo, nói vớ vẩn, vụn vặt...rất là Vũ.
Tôi là KS Luyện kim, đọc bài này thấy sướng tê người
Mấy em bộ trưởng nhà mình học hành chẳng ra gì, chỉ toàn nói phét. Tôi nghe được một đoạn, chịu không nổi, chuyển ngay sang kênh NHK của Nhật để xem
Cám ơn các Bác!
Các bộ trưởng đều có cái tài giống nhau là nói lấy được, không cần biết mình nói gì, bất chấp thính giả khen chê. Đó là bản lĩnh của lãnh đạo?
buồn thì hay thơ thẩn. Đọc thư ngỏ của TS...gửi ông bộ trưởng bộ CT tôi ngao ngán quá. Bao giờ quê tôi mới hết đói nghèo, lầm than khi các chủ đầu tư chỉ là chủ hờ như VINACOMIN...THi nhau chạy dự án, phong bì bôi trơn để duyệt, chạy bằng được. Cứ có dự án là các xếp từ bé đến lớn có hoa hồng ABC... Sau 20nawm đổi mới xây dựng kin tế TT định hướng XHCN bay giờ hậu quả đang hiện hữu. Khắp nơi là những đại công trường dang dở. Nông dân mất đất, CN thát nghiệp , thanh niên học xong không có việc làm, quan chức chạy chức, giữ ghế. Ở dịa phương nào chả có những cái như boxit TN. Quể tôi ơt miền núi phía bắc,giàu khoangsanr. Các công ty chạy giấy phép khai thác, bán lại cho Tàu khựa,môi trường thì khủng khiếp...Chỉ quan chh]cs là giàu kinh khủng thôi.
Bài của TS Nguyễn Thanh Sơn thể hiện trình độ cao và cái tâm của người làm khoa học thực sự.
Chẳng cần trình độ cao chuyên môn sâu làm chi. Tui 1 kỹ sư quèn cũng vạch rõ sự trơ trẽn dối trá của ngài bộ trưởng:
1. Thí điểm:
- Vác cả tỷ USD (không phải là tiền VN đồng), chưa xong lại xuất tiếp 1 tỷ nửa là sao ?
2. Công nghệ:
Ông ta bảo "đây là các dự án có công nghệ phức tạp, lần đầu tiên được đầu tư ở Việt Nam và phải thi công trong điều kiện hết sức khó khăn của vùng Tây Nguyên."
HU HU HU
- Làm EPC chứ đâu phải tự nghiên cứu mà bảo phức với chả tạp. Nếu như vậy thì thằng thi công này là ... đồ đểu.
- Điều kiện ở Tân Rai khó khăn cái gì ? Thà rằng ông Hùng hói nhà thơ ở Ku dài dằng dặc bảo rằng: thoiừ những năm 90 của thế kỹ trước... nghe tin liền.
3, Bùn đỏ:
- Hài nhất là nghiên cíu bùn đỏ mần sắt. Mẹ ơi, Mạ ơi, Má ơi, Bu ơi, Bầm ơi, Đẻ ơi... mỏ sắt Thạch Kê chỉ đào lên ăn ngay thế mà chưa ăn nổi bày đặt hu hu hu
- Quả nửa là đổ hô cho dân lên tiếng và sự cố ở Hung dẫn đến phải lót thêm mấy lớp vải địa kỹ thuật cho chắc, nhưng làm chậm tiến độ
...
Tóm lại, em đéo bao giờ mần được bộ trưởng CT bởi mặt không đủ dày. Mồm không dám nói càn.
Ôi chao ôi! đọc bài này mới biết trình đọ của mấy ông Thượng thơ ngày nay, ông thì quên bài ở nhà, ông thì nói càn.
Ôi chao ôi! đọc bài này biết thêm trình văn đọ của mấy ông Thượng thơ ngày nay, ông thì quên bài ở nhà, ông thì nói càn.
Đăng nhận xét