Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

ĐỀ THI VỀ DỐI TRÁ VÀ...

Quả thực ngay khi thấy cái đề thì môn văn có một câu bình về thói dối trá, mình nghĩ ngay, nguy rồi. Đề thì cũng hay, nhưng hay không bù lại hại...



Ấy là với cái đề này, các em lại tiếp tục phải... nói dối.


Bởi những gì các em thấy hàng ngày với những gì các em học nó khác nhau quá. Học với các em thực sự là cuộc hành xác, nhưng lại không vì kiến thức mà vì điểm. Học gì mà còn hơn thợ đấu, học chính thì ít học thêm thì nhiều, không vì thực chất mà vì hình thức, mục đích học là để lấy điểm chứ không phải vì kiến thức của các em...


Đại loại thế, chả lẽ các em nói sự dối trá chính là các em phải bắt buộc học thêm, các em rất ngại khi biến mình thành vai trò ông chủ khi móc túi đếm tiền xoèn xoẹt lạnh lùng đưa cho thầy cô mình trong vai người làm thuê, rồi đủ thứ nữa.


Đỉnh điểm là cái cuộc thi mà có cái đề dối trá ấy.


Chính các thầy làm gương trước khi mà phóng viên quay phim chụp ảnh phao thi trắng xóa sân trường thi thì bị "tạm giữ" hoặc đẩy đuổi ra ngoài. Rồi sau đó vẫn kết luận cuộc thi an toàn nghiêm túc. Khi được hỏi về hiện tượng quay cop, phao thi tràn lan thì các thầy ở bộ... lảng, cho là tiểu tiết, cái chính là an toàn nghiêm túc...


Cho đến khi cái clip chợ- phòng- thi ở Bắc Giang xuất hiện thì lại có hiện tượng quy lỗi cho người quay. 


Không quay thì các thầy bảo an toàn nghiêm túc thành công. Nhưng quay thì các thầy quy cho người quay phạm quy, trong khi lẽ ra phải nhiệt liệt hoan nghênh và bảo vệ danh tính của người vô danh dũng cảm ấy.


Mà chuyện này không chỉ ở Bắc Giang đâu, ở đâu cũng thế cả.


Hôm kia một tên bạn mình làm thanh tra thi ở 1 huyện, gặp mình chào để về, người còn lử đử. Hỏi thanh tra thi mà sao như con nghiện thế, nó bảo: tối nào cũng bị dập bác ạ. Mà không dập ở trường đâu, kéo ra thành phố. Phụ huynh kéo đi thôi, mấy chục cây số xá gì. Đủ ngón ở thành phố nên giờ em mới lử đử như thế này.


Lạ nữa là lâu nay ai cũng biết đã đi thi tốt nghiệp tức là... đỗ, chỉ trừ ai vào phòng thi để... ngủ hoặc vẽ bậy ra giấy. Chính lãnh đạo bộ cũng nói là thi không phải để đánh trượt học sinh mà để kiểm tra kiến thức. Đến nỗi có khá nhiều người đồng tình với ý kiến: thi mà ai cũng đỗ thì có cần tổ chức kỳ thi quốc gia tốn kém vô cùng và mệt mỏi vô cùng ấy nữa không? Kiểm tra kiến thức thì năm nào mà trường chả làm?



Vấn đề là tại sao cuộc thi dễ đến như thế, ai đi thi mà biết... chữ cũng đỗ như thế mà tại sao người ta lại vẫn phải quay cóp quăng phao một cách lộ liễu và bất chấp hậu quả như thế.


Năm nào cũng thế và năm nào rồi cũng an toàn nghiêm túc thành công...


Nó có thực sự an toàn nghiêm túc không chỉ có bộ giáo dục và các thầy cô giáo là biết rõ nhất. Chúng ta người trần mắt thịt biết gì???

9 nhận xét:

Nặc danh nói...

Bác khuyên đàn cháu nhỏ nên du học nước ngoài...
TBX

Năc Danh nói...

Nguyên văn đề thi như nào bác? Lâu lắm rồi em không còn cắp sách đến trường nữa nên không biết mô tê gì cả,chỉ nghe nói loáng thoáng rằng thì là:
"Thi văn tốt nghiệp THPT năm nay là cuộc thi nói dối".

Văn Công Hùng nói...

@ Nặc danh:
------
Ơ đại loại thế đấy...

Một Cõi Đi Về nói...

Phải nhắc lại một câu tương đối cũ: "Các bác ấy gì cũng biết, chỉ mỗi tội không biết ngượng"

Nặc danh nói...

Trang này có bài bình lọan đầu tiên khi học sinh mới thi vừa xong
http://blog.yahoo.com/chuyenthangnau/articles/564408/index

Nặc danh nói...

Trang này có bài bình lọan đầu tiên khi học sinh mới thi vừa xong
http://blog.yahoo.com/chuyenthangnau/articles/564408/index

ngọc nói...

Hay quá ! Mềnh vừa đọc xong. Chỉ cần phân biệt được "lời nói dối" với "thói dối trá" là đã quá đạt rùi.

Nặc danh nói...

Đúng là "gậy ông đập lưng ông". Các vị toàn nói dối:"nới dối từ dưới lên,nói dối từ trên xuông",thử xem trong bộ máy công quyền có chỗ nào "không nói dối" thế mà các vị muốn cho thiên hạ bảo mình là không nói dối,nên các vị ủng hộ việc ra đề thi,để các em lên án "thói nói dối".Các em làm thế nào được:"nói lên thực trạng xã hội "toàn dối trá" thì bị "ăn đòn".Các em đành phải "bấm bụng" lên án "thói nói dối",tức các em "phải nói dối".Phải nói tay ra "Đề" đã chơi "xỏ" các vị,đã cho một "cú đấm direct" vào mặt các vị. Thực đúng "không có "nhục nào giống nhục nào".Đây là bài học đắng cay cho các vị: Chân lý cuối cùng vẫn là chân lý.

An An nói...

Tất cả là ở cái thói hám danh, trọng bằng cấp ở Viết Nam mình. Thử xét xem trong bao nhiêu tiến sĩ, phó tiến sĩ có mấy người nổi tiếng vì mang lại những lợi ích thiết thực cho xã hội ( chưa dám nói cho nhân loại)và xem trong số những nhà khoa học, kinh tế, văn hóa,chính trị nổi tiếng có mấy người có bằng tiến sĩ.Ấy vậy nhưng đánh giá về một con người thì ở ta vẫn luôn là cái câu cửa miệng : cháu nó học đại học ra, em ấy có bằng master...ông ấy trình độ tiến sĩ mà không hề nói họ sống như thế nào, người ta làm được những việc gì? Cứ cái kiểu đánh giá con người bằng "cái áo" mặc ngoài như vậy thì việc học ( không hành ) còn là nhiều tiêu cực, còn là nhiều gian dối. Chỉ bao giờ thay đổi được cách suy nghĩ ấy thì may ra nền giao dục của ta mới khá và từ ấy bệnh giả dối mới bớt đi....