“Phúc Tường là Phúc Tường thôn
Xay ba bát bột dính... ồn mất hai”
Làm cái anh viết lách, sướng nhất là dễ nhớ tên nhau. Một cái tên lẫn lộn giữa hàng trăm triệu cái tên, nhưng nhiều khi nó là một tấm giấy thông hành để nhận ra nhau. Thì một sáng sớm chủ nhật Pleiku mưa phùn dâng kín phố. Tôi đang co ro trong chăn ấm tận hưởng cái khoái cảm lười nhác của ngày nghỉ thì điện thoại reo. Mở ra thấy màn hình hiện tên tavasi, nhà thơ hành nghề xe ôm ở Kon Tum. Tên này “keo kiệt” lắm, chỉ khi nào thật cần thiết mới bấm bụng gọi một cú, còn thì toàn nhắn tin. Trông y bấm nhoay nhoáy bàn phím điện thoại nhắn tin mà lại thương bộ vi tính thằng con rể nịnh bố vợ biếu đã mấy năm mà vẫn đắp chăn nằm đấy vì y không biết xài. Từ ngày được kết nạp vào Hội Nhà Văn, Sĩ mắc chứng... nghiện đi khiến bạn bè y một số thì hoan hỉ, một số thì... mệt . Bắc thì Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, nam thì Cà Mau, Châu Đốc, Bến Tre, Hậu Giang... Đi lang thang thì cũng bình thường đối với một nhà thơ thôi, chả có gì đáng nói, cái đáng nói là y toàn đi bằng... xe máy và trong túi thì... rất ít tiền. Cứ cái xe máy mà hàng ngày là cần câu cơm nghề xe ôm của y, hứng lên là y phóng. Đến đại hội Nhà Văn vừa rồi, khi về nhà thơ Hồ Thanh Điền ở An Giang nghe y tán tỉnh thế nào mà... trả vé, gửi đồ cho bạn bè, trần trụi leo lên cái xe cà tàng của y để lang thang xuyên Việt. Nhưng đâu chưa đi hết 5 tỉnh thì oải quá, hối hận quá, tự chửi mình... dại quá, Hồ Thanh Điền ta quyết định "đào ngũ" leo lên tàu hồi gia để mặc Sĩ bôn ba một mình. Thế mà về Kon Tum được năm bữa nửa tháng, y lại... đi, bằng xe máy, tất nhiên. Đoán rằng như mọi khi, y có mối khách chở xuống Pleiku rồi trong khi chờ khách làm việc thì y gọi cho tôi kiếm chỗ nào đó ngồi để giết thời gian, tôi uể oải bấm OK, đang định... nói dối là ở đâu đó, không ở nhà thì gặp giọng y hào sảng: Ông biết tôi đang ngồi đâu không? Sài Gòn, tất nhiên là bằng xe máy, với Lê Quang Sinh, đang nhắc đến ông. Ông nói chuyện với Lê Quang Sinh này. Tôi rất ghét và cũng đã nhiều lần chịu trận cái kiểu đang nói chuyện điện thoại với ai đó lạ hoắc, bỗng nhiên nhắc đến mình rồi úp con di động vào tai mình bắt... nói tiếp. Cả hai bên cùng gượng gạo, hỏi khỏe không, cám ơn, mưa hay nắng, vẫn ở “chỗ cũ” chứ (dù hoàn toàn không biết “chỗ cũ” là đâu?), rồi chào nhé, hẹn gặp lại... Hoạt cảnh này thường diễn ra trong các cuộc nhậu đã bắt đầu liêng biêng, ai nói nấy nghe rồi.
Nhưng lần này thì khác, gặp điện thoại là chúng tôi nói chuyện thoải mái với nhau ngay, đến mức mà Tạ Văn Sĩ xót ruột. Lê Quang Sinh trả máy cho Sĩ rồi gọi tiếp bằng máy của mình, nói tiếp. Đấy là lần đầu tiên tôi và Lê Quang Sinh "gặp" nhau, cuộc gặp mà hai người vẫn cách nhau cả năm trăm cây số, cuộc gặp của hai người chưa bao giờ gặp nhau mà nói chuyện vui như tết. Nhớ có lần Trần Nhã Thụy lên Pleiku, cũng điện cho tôi. Tôi thấy một số lạ hoặc trong máy, mở ra nghe nói: Em là Trần Nhã Thụy, em vừa lên Pleiku. Tôi hỏi ngay: Chú đang ở đâu. Dạ, em ở bưu điện trung tâm. Rồi, chú đứng đấy, anh đến đón. Đến sân bưu điện tôi phải điện một cú nữa, thì cái tên đang quay lưng lại tôi nghe máy. Thế là nhận nhau. Sau này Thụy bảo: Em cảm động là vừa xưng tên là anh biết ngay và đến đón em. Nếu anh hỏi lại Thụy là thằng nào nhỉ thì em sẽ rất buồn và chắc là không gặp anh đâu. Tất nhiên cái anh chủ nhà phải có 2 yếu tố, một là hiếu khách và hai là chịu đọc thì mới biết nhau.
Té ra Lê Quang Sinh là dân Bách khoa chứ chả liên quan gì văn chương. Hồi ấy ở nông thôn mà thi đỗ vào Đại học Bách Khoa là oách lắm. Anh học Đại học Bách khoa Hà Nội cùng lứa với Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thành Phong, Hà Đức Hạnh... và cùng nhau lập nên nhóm thơ “Vòm cửa xanh”- chính là để lấy biểu tượng cái cổng vòm parabol nổi tiếng của ngôi trường nổi tiếng này. Nghe nói khi nhóm này ra một tập thơ lấy tên là “Lời những người yêu nhau” thì đã bị theo dõi vì “tư tưởng tiểu tư sản, yêu đương nhăng nhít, lãng mạn, không trong sáng...”. Hồi ấy cái từ “lãng mạn” bị ghép vào ai là người ấy khốn khổ khốn nạn lắm, gian nan khổ ải lắm. Nó đồng nghĩa với sự sa đọa trụy lạc, với sự trác táng buông thả. Thì ra ngoài bác sĩ, nhà văn nước Nam ta nhiều người còn xuất thân từ lò Bách Khoa. Sinh ra ở một tỉnh cũng nhiều nhà văn là Thanh Hóa, giọng Thanh Hóa của Lê Quang Sinh vẫn còn khá rõ. Tôi để ý điều này, ấy là cái giọng Nghệ khi ra Hà Nội rất dễ ít nhất là lai, còn không là i sì giọng Hà Nội, nếu không tra lý lịch không nhận ra. Còn dân Thanh Hóa, có ông ở Hà Nội cả đời thì vẫn cứ “rứa”, giọng Thanh không thể lẫn. Những là Lê Bá Thự, Trịnh Thanh Sơn, Xuân Ba, Nguyễn Bảo, Đặng Ái... cứ cất giọng lên là biết “quê choa” ngay. Cái tên làng ngày xưa của Sinh cũng rất hay, Phúc Tường. Thế rồi hợp tác hóa, làm ăn lớn, người ta đổi béng nó thành Nghĩa Kỳ (Năm 1945 lá quốc kỳ đầu tiên xuất hiện ở làng này), nhưng may là cái nghề truyền thống của làng thì vẫn còn giữ được cho đến ngày nay, ấy là nghề làm nem chua. Nem chua Thanh Hóa thì đã nổi tiếng rồi, nhưng nem Nghĩa Kỳ thì mới là đỉnh (nghe Lê Quang Sinh nói thế). Bây giờ đang tai xanh, lờ mờ lờ mờ (lở mồm long móng) mà nói chuyện nem chua thì cũng hơi không hợp, hơi đi ngược khuyến cáo của Bộ Y Tế, nhưng quả là, với tư cách là người dẫu không phải quê, nhưng đã sinh ra, lớn lên ở Thanh Hóa, sau này cũng đã đi và sống ở rất nhiều nơi có nem nổi tiếng, tôi vẫn phải xuýt xoa khi nhắc đến nó, cái món thịt lợn nạc giã để chua gói lá chuối ăn với tỏi ấy. Lê Quang Sinh rất tự hào về nghề của làng mình, đến nỗi suýt nữa thì y không đi học đại học, ở nhà để... giữ nghề truyền thống cho làng. Ngoài ra làng y còn món bánh răng bừa gói bằng lá dong nữa. Cái nghề nổi tiếng đã khiến người các làng khác phải có thơ về làng y:
“Phúc Tường là Phúc Tường thôn
Xay ba bát bột dính... tay mất hai”
Nó chứng tỏ cái món bánh răng bừa quê anh đã xuất hiện từ hồi lâu lắm rồi, các bà các cô còn mặc váy xay bột làm bánh. Và cũng có thể, Lê Quang Sinh đã sống trong chiếc nôi folklore ấy nên sau này anh đã trở thành nhà thơ.
Cầu Đò Lèn, một năm nào đó... |
Sau hôm điện thoại với Tạ Văn Sĩ từ Sài Gòn ấy độ một tháng thì tôi nhận cú điện thoại thứ hai của Sinh. Ấy là một buổi trưa thanh bình, tức là không phải nhậu nhẹt khách khứa gì, tôi mới nghĩ thế thì... điện thoại réo. “Cụ” ra quán Đông Dương”- dân Thanh gặp nhau rất hay gọi nhau bằng cụ, thậm chí chào nhau vẫn- Lạy cụ ạ- một cách hài hước thân mật. Tôi tưởng lão đùa: Đông Dương nào? Đông Dương Pleiku chứ Đông Dương nào? Đây là một quán thịt rừng nổi tiếng với toàn thú nguyên con, tươi hây hẩy nhẩy đành đạch, loại như tôi không bao giờ dám bén mảng bằng tiền túi. Té ra Sinh lên Gia Lai thật, tất nhiên là có một mạnh thường quân dân Thanh Hóa là giám đốc thủy điện Sê San 3A. Y lên vừa để thỏa chí làm thơ làm báo, vừa gặp bạn bè, và cũng để nhớ một thời kinh doanh lẫy lừng của mình...
Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa, y cũng một thời khốn khó và bằng lòng với một công việc tẻ nhạt ở một nhà máy cơ khí phía nam. Cái thời ấy thì cả nước khổ chứ chả mình ai. Nhưng y khác người ở chỗ là năm 86 thì bùng ra ngoài, đầu tiên là lập ra một nhóm thợ đi thầu san lấp, rồi cứ thế... tiến lên thành một ông chủ xây dựng thật sự có lúc cai quản đến gần nghìn quân. Một ông chủ khá giàu, có tiền tiêu thỏa thích và cho cả hai con đi học nước ngoài củng cố hậu thế. Tuy thế y vẫn giữ được "thói quê lề xóm" và đặc biệt là tình yêu văn chương ngùn ngụt chỉ chờ cơ hội là... phụt ra. Thì đây, nó "phụt" ra vào lúc không ngờ nhất. Năm 1998, trong phong bì thư của ông cụ thân sinh gửi vào cho y lúc này đang hăng hái làm giàu ở Sài Gòn có một mẩu tin cắt trên báo Thanh Hoá, thông tin về cuộc thi thơ xuyên thế kỷ của tạp chí Văn Nghệ Xứ Thanh. Ông cụ gửi nhưng không nhắc nhở đả động gì, làm như vô tình kẹp nhầm. Nhưng hắn hiểu và muốn làm vui lòng cha. Thế là gửi thơ dự thi và được trao giải nhất của cuộc thi với bài “Nghĩa Kỳ” và bài “Tết quê”.
Cũng vào quãng năm 1999, trong một lần lại ra Hà Nội chơi ngồi uống bia với 2 người anh cùng quê nhưng là bạn học thời phổ thông với nhau, trà dư tửu hậu, người anh cùng làng kể về cây đa thiêng của làng bị tàn phá gãy đổ, từ đó trai làng “hậu thế” có phần ham chơi hơn ham học. Một số người làng có tâm huyết và có hầu bao sống ở Hà Nội phải tìm kiếm mua một cây đa từ Hà Nội đem về trồng trả làng. Trước khi trồng lại cây đa trên nền đất cũ, mọi người tập trung đến thắp nhang, khấn vái cầu xin làng để trồng lại cây đa. Nói đến đó, người anh cùng quê ngồi bên xè “ống thoát” làm một cốc “bia thánh” đưa cho người anh cùng làng bắt uống và ngược lại. Nhìn 2 ông anh uống “bia thánh” ngon lành, hắn đang rùng mình thì anh bạn cùng quê lớn tiếng: “Sinh, thằng khốn nạn bỏ xứ - Viết đi còn gì nữa - Thơ đấy”.
Đang là lúc ngà ngà, theo quán tính hắn đáp gọn lỏn: "Viết thì viết". Và bài thơ "Xin làng trồng lại cây đa" ra đời và đã được trao giải B cuộc thi Thơ chào mừng Thiên niên kỷ của Tuần báo Văn nghệ năm 1998 - 2000. Rồi năm ấy ra Hà Nội nhận giải thì y nhận luôn quyết định vào hội Nhà Văn. Và đấy chính là bước ngoặt của cuộc đời hắn, bởi đang giàu có ùn ùn thế, quyền hành thế, tiền đông thế, nhưng khi nghe ông Hữu Thỉnh (lúc này đang làm TBT báo Văn Nghệ) và ông Trương Vĩnh Tuấn rủ rê là hắn đùng đùng bỏ nghề chủ thầu xây dựng về làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng báo Văn nghệ kiêm Trưởng đại diện Văn nghệ trẻ các tỉnh phía Nam có trụ sở ở 43 Đồng Khởi, TP Hồ Chí Minh. Cái cú "đùng đùng" này khiến không chỉ vợ con họ hàng mà cả những người quen biết hắn đều trợn mắt quát: thằng điên. Chỉ có hắn biết là hắn... không điên. Cái tình yêu văn chương ngùn ngụt ấy bây giờ có dịp phụt ra rồi, phụt không bịt lại được nữa. Sáu tập thơ lần lượt ra đời dù lương bây giờ của hắn có khi chỉ đủ trả tiền điện thoại. Cái sức hút mê muội kinh người của văn chương đã biến một kỹ sư thành môt nhà thơ, đã hoán cải một chủ thầu ngông nghênh thành một thi sĩ thứ thiệt. Lại một phát chuyển động nữa trong đời là hội Nhà Văn vừa điều hắn ra Hà Nội phụ trách cái trung tâm Văn hóa của hội Nhà Văn ở Quảng Bá. Người mừng nhất trong vụ xê dịch của hắn này là... tôi, vì chắc chắn từ nay mỗi khi ra Hà Nội không phải tốn tiền thuê khách sạn nữa. Ít nhất bằng quyền hành của mình, hắn cũng bố trí cho tôi được một phòng miễn phí, tiền khách sạn để... làm việc khác.
Lê Quang Sinh vừa ra tập "Bên kia giá lạnh" kỷ niệm ngày ra Hà Nội, trở về những tung tẩy thuở sinh viên của mình. Thơ lãng đãng lắm, mơ mộng lắm, chả thấy xi măng sắt thép gì, chả thấy bôn ba tất tưởi gì: "Theo câu hát tôi tìm về xứ Lạng/ Gió vẫn đầy một ải Chi Lăng/ Mưa thương nhớ cứ khuất dần dáng núi/ Ngàn lau khua, tiếng ngựa hí vang rừng". Có cả những dặn mình: "Đến lá rụng còn mơ về ngọn gió/ Thêm một lần để tự cất mình lên".
Chẵn năm mươi tuổi, thêm một lần tự cất mình lên, có mạo hiểm không Sinh ơi?...
10 nhận xét:
Ông Hùng , ông Sinh nên đọc kỹ một đoạn entry này:
"...Có một mệnh đề trong lí luận kinh điển theo chủ nghĩa đang bao trùm lên thể chế này mà bất kì một ông cán bộ nào có chút địa vị của xã hội ta mặc dù chả biết gì về triết học, kinh tế học nhưng rất thích nhắc đến đó là “hạ tấng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc”- Diễn nôm ra, tức là cơ sở vật chất tác động quan trọng đến suy nghĩ, tư duy. Chả biết câu này đúng sai thế nào nhưng nhìn vào sự phát triển thơ đối chiếu với nền kinh tế nứơc ta thì quả là như vậy. Gần chục năm nay nưóc ta đi vào cơn khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy biểu hiện qua chỉ số lạm phát kỉ lục. Chưa đầy một thập kỉ mà giá trị đồng tiền giảm tới hơn mười lần khiến giá cả tăng vọt, dân tình điêu đứng. Vậy mà trong thời gian này, thơ – một thứ sản phẩm trí tuệ ra đời từ những bộ óc siêu việt trong thời thịnh trị, dân an quốc vượng thì trong thời lạm phát mọi mặt của nước ta, thơ bỗng nhiên trở thành sản phẩm gia tăng vùn vụt của đủ hạng người, trong đó có thứ người no cơm ấm cật đang cần một cái danh mang tính hào hoa, phong nhã. Vì lẽ đó thơ cũng theo kinh tế mà rơi vào tình trạng lạm phát ghê gớm.
Ngoài nguyên nhân do ham muốn của số người thích mua danh ba vạn thì còn thêm hàng loạt nguyên nhân khiến sự lạm phát thơ ngày càng mạnh mẽ. Thứ ngưòi gọi là “nhà thơ”sinh sôi nhanh hơn cả chuột – giống động vật đẻ vô tội vạ – đến độ có người đã báo động cầm một hòn sỏi ném vu vơ ra ngoài đường thì thể nào cũng trúng một nhà thơ. Sự lạm phát này đã làm thơ, một thể loại cao quí, bị tầm thường hóa đến độ không ít người phát sợ.
Có người khi vui miệng đã đề nghị nên thành lập một trại “cai nghiện thơ”, và trước cửa nhà người, không muốn bị làm phiền vì thơ ca, đã để tấm biển “đề nghị để giầy, dép và thơ ở ngoài”.
Nguyên nhân thứ hai khiến thơ trở thành lạm phát phải kể đến là d đặc trưng ngôn ngữ xứ ta dễ bắt vận, dễ nói thành vần – không phải ngẫu nhiên những kẻ tâm thần, đầu óc không bình thường hay nói vần, thích đọc vè là vì vậy.
Một tác động làm thơ tăng như một đại nạn là cơ chế bỏ tiền ra in thơ. Thời mọi sự còn tử tế để in một tập thơ thì chí ít phải là nhà thơ đàng hoàng có môn bài, có danh là Hội viên Hội Nhà văn. Nay thì bất kì một vị nào có tiền khi đã no chán mọi thứ chơi vật chất như chó cảnh, chìm muông …lại có đôi chút khả năng biết bắt vần viết ra những câu có đôi chút nhịp điệu là loay hoay thế nào cũng chôm một ít tiền vợ mang đến các nhà xuất bản xin giấy phép in thơ mình. Ông nào rủng rỉnh tài chính còn thuê một vài cây bút đôi chút có danh để viết bài giới thiệu. Và, nếu chỉ căn cứ vào những bài tựa các tập thơ này thì dân An nam ta sẽ hí hửng tưởng xứ ta đang được ông Hoàng Mười phù hộ nên mới mọc ra nhiều đệ tử của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm , Puskin, Gớt đến thế.
Trong sự cấp giấy phép in thơ này thì Nhà xuất bản Hội Nhà văn – một nhà xuất bản có một thời danh giá nay trở thành một tổ hợp thủ công chuyên cấp giấy phép để in thơ.
Một nguyên nhân nữa để thơ bung ra như mối gặp trời mưa là hai ông chánh, phó chủ tịch, ông Trưỏng ban Tổ chức Hội Nhà văn đều là nhà thơ.
Ông chủ tịch Hội thì với thơ ai cũng đều có câu khen rất tài hoa trong ngôn từ, mặc dù hình như ông chẳng đọc thơ của ai bao giờ, trừ những tập ông được mời viết lời tựa.
Câu bình cửa miệng của ông mỗi khi nói về thơ ai cũng hao hao như nhau “Nhan sắc lắm, lay động lắm ”.
Làm thơ và đựơc gọi là nhà thơ trong thời lạm phát dễ như thế nên người ta đổ xô làm những thứ gọi là thơ. Viết một truyện ngắn, một vở kịch và cao hơn cả là một tiểu thuyết thì cực khó, còn để đẻ ra một bài văn vần gọi là thơ thì quá dễ. Vì vậy thơ bung ra nhan nhản, từ ông thứ trưởng đương chức đến các sinh hoạt hội người cao tuổi, đều ngày ngày cặm cụi gò lưng làm thơ để hi vọng đựơc gọi và đựơc tự phong là nhà thơ.
Thơ lạm phát kéo theo sự gia tăng khủng khiếp một thứ, đó là ngưòi đựơc gọi là nhà thơ. Vì nhà thơ có vai vế trong hội nghề như vậy nên những đợt kết nạp và những giải thưỏng hàng năm đầu nghiêng về ngưòi làm thơ và thơ."
@ Nặc danh:
------
Bài này của bác Nguyễn Hiếu đúng không ạ, badamxoe đăng?
Sinh nó lạ lắm. Tỉ như cái bộ ấm chén chả hạn. Liền ông chỉ có hai hòn. Riêng sinh, có đến 3.
Hôm rồi, hơi vướng và bất tiện khi giao cấu, y đi viện cắt. Bác sĩ phán là u, chứ không phải hòn.
Bớt bi bô hẳn. Thảo nào ra thơ, hờ hờ...
Chết cười với bác phot_phet ! Chẳng lẽ phải cắt bớt một hòn thì mới thành nhà thơ à! Nhà em chả dại như thế đâu . Mà bác phot_phet thỉnh thoảng cũng có làm thơ mà ! Hổng lẽ bác giống như bác Sinh ....!
Sinh nóa làm thơ để...kiếm ăn. Còn anh làm thơ để...thở.
Bài này một phát ăn hai, cả tavasi lẫn leqasi, bác nhể!
dit me dan thanh hoa toan thang tai
Nem chua Thanh Hóa rất ngon
Mở ra thơm phức mùi l... gái quê.
Kính gửi Phẹt:
Nem chua quê Phẹt rất ngon
Mở ra thơm phức mùi .ồn gái Thanh.
Thú thật em không choén nem chua bâu giờ. Gái Thanh cũng chưa một lần xơ múi.
Mịa, đúng là cái số khổ, số chó. Đã thế phận lại khốn nịn.
Như nìn...
Đăng nhận xét