Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

GOM NHẶT

Chiều qua mình có cuộc tiếp xúc với các giáo viên văn chủ chốt của tỉnh GL do sở Giáo dục mời, gặp những độc giả tinh tường và khó tính. Thời đại công nghệ trang bị tận răng, đang ngồi trong hội trường thì ảnh đã đầy trên mạng. Đấy chính là mối nguy của văn chương. Người ta sẽ lười đi, thụ động đi, ỉ lại vào sự thông minh của máy móc. Nhưng tất nhiên không thể không xài nó, như mình đây, cũng thuộc loại... cao thủ trong công nghệ chứ ạ.

Nhưng các thầy cô giáo thì rất đáng yêu, họ hỏi nhiều chuyện và mình cũng nói nhiều chuyện. Đến giờ mà còn những người đắm đuối với văn chương thì là sự may mắn, tất nhiên họ còn vì công việc nữa. Mình chơi với mấy tay, chơi riết mới biết chúng nó đặt báo Văn Nghệ và Văn Nghệ quân dội thường xuyên. 1 tên là kỹ sư xây dựng, 1 tên là phó giám đốc công ty môi trường đô thị thành phố, phụ trách mảng... mồ mả. Tay này đọc báo Văn Nghệ rất kinh. Hôm nào báo về, y nhận rồi cất vào tủ. Chiều đi bộ về, tắm táp cẩn thận, thơm tho mọi nhẽ, đốt 1 điếu thuốc, rồi ngồi salon trịnh trọng đọc chờ... cơm. Và hôm qua, trên mâm cơm vắng vợ của giảng viên Thái Huy Lĩnh, dạy cao đẳng xây dựng 2 TP HCM mà anh chụp đưa lên fb thấy có... mì tôm  và tờ báo Văn Nghệ.

Gom mấy cái ảnh từ fb của các thầy cô giáo chiều qua:















8 nhận xét:

Vũ Xuân Tửu nói...

Hoan hô ngành Giáo dục Gia Lai. Hoan hô các thày cô giáo dạy Văn. Hoan hô nhà thơ VCH. Tuyệt vời.
Vũ Xuân Tửu

Nguyễn Phú Cường nói...

Trời ơi , lấy đâu ra cái tiêu Chí CỐT CÁN ngữ Văn của các nhà giáo dục đây ạ ? Nghe cứ như thời cái cách ruộng đất 1956 . Danh không chính thì ngon sao thuận ? Tiếc cho bài viết này và tiếc cả cho Văn Công Hùng đã dự nó !

Tuấn Anh nói...

Nguyễn Phú Cường có cần "nâng quan điểm" như thế không ? Hiểu đơn giản họ là những người nòng cốt, có năng lực chuyên môn vững vàng và quan trọng hơn là có nhiệt huyết đam mê với việc dạy Văn. Vậy thôi. Nghĩ vậy cho nó lạc quan chứ có gì đâu mà phải danh với ngôn. Hay là đang muốn "lập ngôn" ?

Alo nói...

Nhiều nhà văn nhà thơ hay nói như VCH nói "Đến giờ mà còn những người đắm đuối với văn chương thì là sự may mắn". Đây là cách nói trịch thượng,coi thường độc giả.
Tui có nhận xét từ thực tế bản thân như sau:
-Số người(VN,không phải nhà thơ) làm thơ thì rất nhiều nhưng số người đọc thơ thì ít.
-Số người (VN,không phải nhà văn) viết văn thì rất ít nhưng số người đọc văn thì rất nhiều.
Tui thấy ở lĩnh vực văn học(cả thơ và văn) số độc giả rất lớn rất tích cực.

PTN nói...

"Cốt cán" thì được ạ, nhưng cái chữ "cấp THCS" mà viết trên biển kiểu kia thì cũng đến chịu ạ. Chắc người đặt biển rất lười ko chịu xem trước thiết kế, mặc kệ thợ muốn làm gì thì làm !

TN nói...

Những thầy giáo, cô giáo dạy Văn ở Gia Lai, dường như ai ai cũng thuộc hàng giỏi đấy các Chú ạ.

Khách qua đường nói...

Một biển bảng giao lưu 4 dòng. Dòng nào cũng sai sót. Buồn cho những người yêu chữ nghĩa, yêu văn học.
-Dòng 1:Các tác giả văn học địa phương? Rộng mà không chuẩn. Đầu chưa phải voi mà đuôi cũng chưa nên chuột.
-Dòng 2: Giáo viên cốt cán môn ngữ văn? Sử dụng từ"cốt cán" không đúng.
Trước có"giáo viên", sau thêm từ"môn" nghe vừ phô lại vừa thừa.
-Dòng 3: THCS tỉnh Gia Lai? Không sai nhưng không khéo chọn vị trí.
-Dòng 4: Thời gian diễn ra trong một buổi, dài hơn là một ngày, sao lại ghi Pleiku, Tháng 7 Năm 2014.
Mình thì "tay ngang",nhà quê thôi.Không là tác giả văn học. Không là giáo viên cốt cán. Mình xin viết như thế này:
Dòng 1: Giao lưu
Dòng 2: Một số nhà văn, nhà thơ và
Dòng 3: Các Thầy Cô dạy ngữ văn THCS tiêu biểu tỉnh Gia Lai.
Dòng 4: Pleiku, Ngày x Tháng 7 Năm 2014.

Unknown nói...

Khách qua đường...Chuẩn ...