Lâu rồi nhà
cháu có viết mấy bài về cây Kơ nia, về một ông kỹ sư lâm nghiệp bỏ thời gian
công sức ra nghiên cứu và ươm giống cây này, đến mức được gọi là Vẻ Kơ nia, và
cũng dạm dạm bàn rằng thành phố Pleiku (và các đô thị khác ở Tây Nguyên) nên có
những con đường trồng cây Kơ nia, vì nó cũng cho bóng mát, lá ít rụng, rễ cọc...
hợp với cây thành phố, và quan trọng là, đừng để nhà cháu thi thoảng lại phải
làm hướng dân viên bất đắc dĩ giới thiệu cho khách nơi khác đến rằng Kơ nia là
gì? (Cũng như từng có một cô giáo dạy văn cách đây mấy năm hỏi nhà cháu cây xà
nu là gì, và mới nhất, cách mấy hôm, nhà cháu đang ngồi với cụ Nguyên Ngọc có một
cô nhà báo đến xin chụp ảnh với cụ, nhân thể hỏi cụ xà nu nó là cái giống
gì???). (Và cũng xin mở ngoặc tiếp, cả dã quỳ cũng thế ạ, tại sao ta không trồng
dã quỳ ở các đảo giao thông, tất nhiên là loại đã cải tạo để nó không cao
quá?)...
Hồi ấy ông đô
trưởng Pleiku NHH đọc bài của mình máu lắm, bảo em sẽ cho trồng ở đường anh
hùng Núp. Mình khoái quá, loan tin trên blog. Sau rồi, vì nhiều lý do, không thực
hiện được (và cũng qua đó mình mới biết, dẫu là đô trưởng, nhưng không phải muốn
gì là làm nấy được, ít nhất là từ ông này, huhu). Đường ông Núp giờ là thông,
cây cao cây thấp, toàn mới trồng...
Hôm qua bí
thư thị xã Ayun Pa bỗng nhiên gọi điện, bảo anh ơi, em vẫn nhớ mấy bài về Kơ
nia của anh, và em vừa quyết định, sẽ cho trồng trên một đoạn đường của thị xã.
Anh giúp em liên hệ lại với ông gì kỹ sư ươm kơ nia hồi anh viết ấy để em cho
mua về trồng.
Mình alo thì
ông ấy bảo: Tôi về hưu rồi, nia niếc gì nữa. Hồi ấy ươm cũng cho vui, có bán được
cho ai đâu, hụ hụ...
Lại a lô cho
ông phó giám đốc công ty môi trường đô thi Pleiku, mình biết công ty này từng
ươm Kơ nia bởi có một ông hiệu trưởng ở thành phố Thanh Hóa hồi ấy cũng đọc bài
của mình, máu quá nhờ mình mua một cây về trồng ở sân trường, bao nhiêu cũng
chơi, ý là nhờ mình mua cây di thực, mươi mười lăm tuổi. Thứ nhất nếu mua cây ấy
phải có hẳn đội thợ rừng vào trong rừng đào bởi nó rễ cọc, rất dài, thứ 2 là chở
ra làm sao? Mình đã hỏi và biết công ty này có ươm, mình mua 1 cây cao chừng
1m, gửi xe ra Thanh Hóa tặng trường ấy, chơi đẹp luôn. Không biết giờ này cây ấy
nó ra làm sao? Vậy nên a lô cho ông này là đúng. Sáng nay ông ấy trả lời: Đã hỏi
hết tất cả anh em (cơ quan này làm 3 công việc của 3 công ty là cây xanh, điện
thành phố và mồ mả) nhưng không ở đâu có, ngày trước có ươm (chắc đọc bài cuẩ
mình rồi... đón đầu, he he), giờ chả bán được nên bỏ hết rồi...
Xong. Điện lại
cho chú kia. Thấy chú vẫn hăng hái lắm: Cám ơn anh, em vẫn sẽ tìm cách. Ở Ayun
Pa thì vào rừng mà tìm thôi, nhưng nó sẽ không đều, sợ trồng ở đường không đẹp.
Và nên nhớ, rễ Kơ nia bao giờ cũng dài gấp 3 thân, trồng cây di thực rất khó. Và
mới thấy ông cụ Ngọc Anh và cụ Điểu tài... Uống nước nguồn miền Bắc. Nó dài thật
đấy ạ...
3 nhận xét:
Em đọc được cái này: "Tán cây thường có hình trứng, sậm rất đặc trưng xanh quanh năm và có sức sống mãnh liệt, chịu hạn tốt, rễ cọc ăn sâu, nhiều rễ tỏa ngang nên ít bị đổ do mưa, bão. Tuy nhiên không thể làm cây đường phố do trái rất sai, mùa trái rụng kín gốc, có dáng thon, hình e líp tròn trịa nên dễ làm trượt ngã khi dẫm phải. Wiki nhé.
hay quá hay quá
Cây trồng đường phố phải được nghiên cứu kĩ bác ạ. Không phải cây nào cũng trồng được đâu. Lỡ mai mốt bác quất một bài về cây Lê ki ma (Lòng đỏ trứng gà, rồi thì có ai đó vì yêu văn của bác mà trồng e là cũng không ổn.
Đăng nhận xét