Bản
thân tôi, định in một tập sách về Tây Nguyên, bản thảo xong xuôi hết rồi, nhà
sách nơi xuất bản nhờ nhà văn Nguyễn Quang Lập biên tập. Ông nhà văn tài năng
và khó tính này đọc xong, lia cho tôi một trang, góp ý nên dỡ ra ghép lại theo
hệ thống như thế như thế. Tôi mất một tháng nghiên cứu cái sơ đồ ấy rồi nhắn
cho Lập, té ra tôi chưa hiểu gì về Tây Nguyên hết ông ạ. Lập nhắn: Thế thì tôi
tin ông làm tốt, vì tôi chỉ sợ ông bảo không ai hiểu Tây Nguyên bằng ông thì mới
toi...
Nhưng
tôi toi thật. Cho đến giờ tập sách ấy vẫn lặng lẽ trong laptop. Sau cuộc hội thảo
vừa rồi tôi càng thấy mình... toi.
Cứ
tưởng ở Tây Nguyên mấy chục năm, chịu khó tìm hiểu và học hỏi, biết kha khá về
Tây Nguyên rồi, cho đến khi dự cái cuộc hội thảo “An ninh nguồn nước phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” do Ban chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp
với Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Pan Nature tổ chức thì mới biết, té ra mình
chưa hiểu gì về Tây Nguyên cả?
Mới
đây, một nhà báo kỳ cựu ở Tây Nguyên, viết một bài về những cái lạ của dân tộc
Jrai, sai từ đầu tới cuối, sai tới cả cái họ của người Jrai, dân tình xôn xao lắm,
ban đầu tôi ngạc nhiên, sau tặc lưỡi, thì ra sống lâu chưa phải là hiểu hết.
Bản
thân tôi, định in một tập sách về Tây Nguyên, bản thảo xong xuôi hết rồi, nhà
sách nơi xuất bản nhờ nhà văn Nguyễn Quang Lập biên tập. Ông nhà văn tài năng
và khó tính này đọc xong, lia cho tôi một trang, góp ý nên dỡ ra ghép lại theo
hệ thống như thế như thế. Tôi mất một tháng nghiên cứu cái sơ đồ ấy rồi nhắn
cho Lập, té ra tôi chưa hiểu gì về Tây Nguyên hết ông ạ. Lập nhắn: Thế thì tôi
tin ông làm tốt, vì tôi chỉ sợ ông bảo không ai hiểu Tây Nguyên bằng ông thì mới
toi...
Nhưng
tôi toi thật. Cho đến giờ tập sách ấy vẫn lặng lẽ trong laptop. Sau cuộc hội thảo
vừa rồi tôi càng thấy mình... toi.
Cái
hội thảo này chỉ bàn về nước, nhưng cuối cùng, từ nước nó lại nảy sinh ra bao vấn
đề. Nước vừa là nước, lại vừa không chỉ nước, và nó là nước.
Nước
cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nước H2O và nước, Tổ quốc.
Trước
hôm hội thảo, tôi ngồi ăn cơm với nhà văn Nguyên Ngọc, một chuyên gia về văn
hóa Tây Nguyên, được ban tổ chức mời vào và đã có một tham luận hay nhất hội thảo.
Ông bảo, rừng nó không chỉ là bóng mát, là lá phổi, là gỗ... nó chính là nước đấy.
Mà Tây Nguyên là rừng. Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng. Nó giữ nước cho toàn
bộ miền Trung, và cả Nam bộ nữa, thông qua hệ thống sông. Tôi giật mình, ừ nhỉ.
Giờ đồi núi trọc lốc hết, mưa xuống nước cuồn cuộn tuôn, Tây Nguyên bạc màu, đổ
nước xuống hết đồng bằng, cuốn theo của cải làng mạc. Hết mưa là hết nước. Khô
khát như... Tây Nguyên.
Cũng
trước hôm hội thảo, tôi và 2 đồng nghiệp vào rừng Chư Pưh, vào tận lõi rừng,
nơi chỉ cách đây chục năm vẫn là rừng nguyên sinh, giữa trưa ngẩng đầu không thấy
mặt trời, giờ, trọc lốc, à trọc nhưng không trắng, bởi nó um tùm mì (sắn). Biến
cái gọi là rừng nghèo thành cao su đã là kinh hoàng rồi, giờ rừng già được phát
để trồng sắn, bạt ngàn sắn, còn sự hủy hoại nào đau xót hơn?
Nếu
theo tiêu chí, rừng không chỉ là gỗ, hay chính xác, gỗ chỉ là một phần nhỏ để
hình thành nên rừng, thì rừng nghèo theo nghĩa ta hiểu lâu nay, tức là rừng gỗ
tạp, là hết sức sai lầm. Bởi rừng là một tập hợp đa dạng sinh vật, chứ không chỉ
gỗ, và cái quan trọng nhất, rừng để giữ nước. Chúng ta nói nhiều về rừng là lá
phổi, là ở chức năng của lá, trong khi, té ra, bộ rễ của nó cũng quan trọng
không kém, nếu không muốn nói là hơn. Và như thế thì, không có rừng nghèo.
Tôi
kể với ông Nguyên Ngọc là trong cuộc lội rừng hôm qua ấy, làng giờ vơ váo lắm,
chỏng lỏn giữa nắng, giữa bụi, cô đơn và thất thểu. Ông Ngọc bảo, với người Tây
Nguyên, giữa làng và rừng có 4 cấp độ, chính xác là bốn vùng. Một là làng, hai
là rẫy, ba là rừng để người ta vào lấy cái tổ ong, bắt con thịt... và 4 là rừng
ma, rừng thăm thẳm ấy. Làng chiếm ít rừng nhất, chỉ là chỗ để ở, mỗi làng chừng
mươi mười lăm nóc nhà, không có vườn. Rẫy cũng ít, đồng bào làm rẫy cố định, gọi
là du canh nhưng khi đất bạc màu thì họ du cư, đến lúc nào đấy, rẫy hồi sinh
thì họ quay lại, hoặc không quay lại thì rừng ở đấy cũng tái sinh rất nhanh, bởi
xung quanh vẫn là rừng để dìu cây ở khu rẫy này nhập bọn. Còn phần thứ 3 là rừng
lân cận, là nơi dân làng thi thoảng ghé vào, vừa là khách, vừa là chủ, họ không
xâm hại đến loại rừng này bao nhiêu, bởi những thứ họ lấy ở đấy rất nhỏ nhoi và
không lấy thì nó cũng sẽ tự hoại. Thứ tư là đại ngàn, là cái nơi họ biết là của
họ nhưng họ chỉ từ xa ngắm, hoặc có vào thì cũng chỉ như khách, và họ thờ cúng,
họ coi đấy là nơi trú ngụ của thần linh... Cứ thế người và rừng hòa quyện nương
tựa nhau, tôn nhau và tồn tại và phát triển.
Ngay
cả sau này, khi chúng ta có kế hoạch trồng rừng (dù trồng cũng chả được bao
nhiêu, không đủ để... phá) thì đấy vẫn không phải là... rừng. Bởi rừng là một
thực thể đa dạng, nhiều loại cây, nhiều tầng thực vật, nhiều thực bì. Còn những
rừng cây ta trồng, chúng chỉ có một loại cây, vậy thì về mặt nào đấy, chúng
cũng chỉ như “rừng” cao su.
Và
nó không tích nước.
Bộ
rễ vì đại cả hàng triệu triệu loại sinh vật tạo nên rừng, và thảm thực bì cũng
vĩ đại không kém, chính là những cái hồ chứa nước trên cao, như những cái thùng
trên các khu nhà cao tầng bây giờ (là tôi cứ hình dung thô thiển thế), để điều
tiết nước tại chỗ, và không chỉ tại chỗ, cho cả khu vực, cho cả khu vực khác...
Giờ,
rừng hết, thì những hồ nước khổng lồ ngầm dưới đất ấy, cũng khô, cũng trở thành
vô dụng. Hạn hán là điều đương nhiên.
Chưa
kể còn thủy điện, lấy nước sông này chuyển sang sông kia, khiến vừa lãng phí nước,
vừa tạo sự khô hạn tại chỗ, kéo theo nhiều hệ lụy khác, mà lớn nhất, là cưỡng lại
tự nhiên, chống lại tự nhiên, điều mà cha ông cố tránh. Cha ông chúng ta cố gắng
hòa thuận với tự nhiên, nương theo tự nhiên mà sống. Cái truyền thuyết dân làng
mỗi năm lại phải cống một cô gái trinh xinh đẹp cho thủy thần, hoặc thủy
quái... là minh chứng cho điều này. Chúng ta thì cố gắng “thay trời” để chống để
cưỡng lại tự nhiên, dẫn đến tự nhiên nổi giận, hết hạn hán lại lũ lụt. Làm ăn
tích cóp cả đời, một cơn trời nổi giận, là tay trắng...
Phó
ban chỉ đạo Tây Nguyên, thiếu tướng Trần Đình Thu, phát biểu trong hội thảo,
cho biết hiện có đến hơn 2000 hộ dân Tây Nguyên không có đất sản xuất, nếu cấp
đất cho họ thì buộc phải... phá rừng. Cũng theo số liệu trong hội thảo thì
1.800 hộ dân ở Đăk Nông, Bình Phước đã phá hơn 2000 hec ta rừng để làm đất nông
nghiệp. Có một tiến sĩ hiến kế: trong tình hình khẩn cấp hiện nay, phải tuyên
truyền vận động để... ai có gì dùng nấy, có chậu dùng chậu có phuy dùng phuy,
có thùng dùng thùng có vại dùng vại, để... trữ nước. Tất nhiên ý kiến chung vẫn
là phải thay đổi cơ cấu cây trồng ở Tây Nguyên, phải trồng cây gì, con gì dùng
ít nước nhất. Chắc phải nuôi cừu và trồng... xương rồng thôi, tôi nhớ mình có đế
lên câu ấy...
Rất
nhiều ý kiến thú vị được đưa ra, nhưng như tiến sĩ Y Ghi Nie, người Ê Đê ở Đăk
Lăk nói, ở đây chỉ các nhà khoa học với nhân dân thì làm được gì. Nước là
chuyên môn của bộ Tài nguyên Môi trường, thực hiện là của bộ Công thương, nhưng
có ai ở đây đâu, và lâu nay cũng rất ít thấy họ. Chỉ thấy các công trình rải
mành mành, làm nửa chừng thì hết vốn, hoặc làm xong thì... để đấy, không sử dụng
được. Ông bảo, giao cho dân làm, vừa rẻ lại vừa hiệu quả, nhưng có ai giao đâu.
Nhiều cơ quan ban ngành quá, giao cho dân thì họ (các cơ quan ban ngành ấy) lấy
gì mà làm...
Năm
nay Tây Nguyên hứng chịu đợt khô hạn lịch sử trong hơn 20 năm qua. Hệ thống
sông suối, hồ chứa... cạn kiệt kinh khủng. Mực nước ngầm giảm sâu đến mức khó
có thể khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chứ chưa kể tưới cho cây công, nông
nghiệp các loại. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho
đến đầu tháng 4 năm 2016, có đến hơn 160.000 héc ta diện tích cây trồng thiếu
nước. Hàng ngàn héc ta cà phê, tiêu... mất trắng. Thiệt hại mỗi tỉnh không dưới
100 tỉ đồng. Rõ ràng Tây Nguyên đang đối mặt với thách thức lớn về an ninh nguồn
nước.
Trở
lại nhà văn Nguyên Ngọc, ông khẳng định rằng, ở Tây Nguyên, rừng chính là nước.
Rừng có chức năng giữ nước, để mưa ào xuống không biến ngay thành lũ tàn phá mà
tằn tiện tích lại, từng giọt, cho Tây Nguyên và cho cả các vùng chung quanh.
Cho cả một mảng rộng lớn Nam Đông Dương. Đơn giản vì Tây nguyên ở trên cao, và
tự biến mình thành cái tháp nước cho cả khu vực...
Và
vì thế, chủ sở hữu giữ rừng cũng chính là chủ sở hữu giữ nước. Nước ở cả 2 nghĩa là nước sinh học, nước sự sống H2O và
nước nghĩa chính trị xã hội: Nước nhà, Tổ quốc, như đã nói ở trên.
Thì
về mặt quân sự, chả từng có quan niệm: chiếm được Tây nguyên là chiếm được Đông
Dương là gì. Nó là mái nhà của Đông Dương. Mà ai giữ Tây Nguyên. Là người Tây
Nguyên với các làng Tây Nguyên. Những ngôi làng ấy, gắn kết với rừng như một thực
thể hài hòa, làm nên Tây Nguyên.
Bây
giờ, trong các lõm sâu của rừng già Tây Nguyên, là các ngôi làng, những ngôi
làng tự phát, hoặc là các rẫy sắn. Tôi gặp giữa rừng (từng là rất già) ở Chư Pứ
một đại gia đình người Jrai ở huyện Phú Thiện. Họ đến đấy, làm một cái nhà sàn
rất vững chãi, dưới gầm sàn có mấy cái xe máy, có xe công nông, và... phá rừng
làm rẫy trồng sắn. Hàng chục héc ta mênh mông. Nghỉ hè, có cả các cháu bé đến ở,
thấy trồng cả rau muống ở suối... hỏi ở đến bao giờ, bảo: trồng xong làm cỏ đợt
đầu thì về, chừng khi nào thu hoạch lại vào, như một đại công trường, nhổ sắn,
băm và phơi khô tại chỗ, rồi hoặc bán ngay, hoặc dùng xe Công Nông chở xuyên
núi về Phú Thiện. Vào đây mới biết, té ra Chư Pứ và Phú Thiện (hai huyện của tỉnh
Gia Lai, nếu đi đường bộ thì có vẻ ngược nhau) cũng gần...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét