Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

"LỄ HỘI" THI CỬ


Sinh viên tình nguyện, cảnh sát giao thông, cảnh sát bảo vệ, các nhà trọ khách sạn, vườn hoa, ghế đá... rầm rập phục vụ thí sinh. Càng ngày việc phục vụ thí sinh càng cẩn thận, chu đáo. Chu đáo tới mức các cháu lớp 12 tưởng mình là... mẫu giáo. Những là đút cơm cho con, quạt mát cho con, đến xe ôm chở đến tận nơi, thậm chí cả xe cảnh sát, xe quân đội, tình nguyện viên che dù dắt qua đường, làm hành rào sống giữa trưa nắng bảo vệ thí sinh (còn ai bảo vệ SV tình nguyện thì chưa biết, bởi mới năm ngoái thì sinh viên tình nguyện này cũng là thí sinh?). Rồi là cơm miễn phí, nước miễn phí đưa tận tay, nhà dân mời về nghỉ, nấu cơm cho ăn vân vân đủ loại đủ kiểu. Thí sinh chỉ việc nhớ không mang điện thoại và phao vào phòng thi. Thế mà chúng vẫn mang, làm gì nhau....
-------------


Bây giờ, đã thành quy định chính thức, nước ta ít nhất một năm một lần cả xã hội đổ xô chăm chút cho một việc mà ai cũng trải qua, ai cũng phải làm như một việc bình thường, nhưng vì chúng ta biến nó thành bất thường nên nó vô cùng bất thường, ấy là thi cử..

Trước ngày thi mấy tháng thì đã rộn rịp lắm rồi, họp hành quán triệt các kiểu, khắp các cơ quan ban ngành đoàn thể đều quán triệt, học sinh phụ huynh càng quán triệt. Các cấp các ngành lên kế hoạch rồi xin và xuất ngân sách cho thi cử. Học sinh và phụ huynh thì cũng tính toán cho thi cử. Bán cái gì, dành bao nhiêu cho con đi thi... cả xã hội rùng rùng như trận mạc.

Rồi ngày thi đến. Sinh viên tình nguyện, cảnh sát giao thông, cảnh sát bảo vệ, các nhà trọ khách sạn, vườn hoa, ghế đá... rầm rập phục vụ thí sinh. Càng ngày việc phục vụ thí sinh càng cẩn thận, chu đáo. Chu đáo tới mức các cháu lớp 12 tưởng mình là... mẫu giáo. Những là đút cơm cho con, quạt mát cho con, đến xe ôm chở đến tận nơi, thậm chí cả xe cảnh sát, xe quân đội, tình nguyện viên che dù dắt qua đường, làm hành rào sống giữa trưa nắng bảo vệ thí sinh (còn ai bảo vệ SV tình nguyện thì chưa biết, bởi mới năm ngoái thì sinh viên tình nguyện này cũng là thí sinh?). Rồi là cơm miễn phí, nước miễn phí đưa tận tay, nhà dân mời về nghỉ, nấu cơm cho ăn vân vân đủ loại đủ kiểu. Thí sinh chỉ việc nhớ không mang điện thoại và phao vào phòng thi. Thế mà chúng vẫn mang, làm gì nhau. Bố mẹ vật vờ chờ, nhiều người bị đột quỵ, nhiều người bị tai nạn giao thông, có người té lầu... Tóm lại cả xã hội tham gia vào thi cử, trong khi, nếu coi là bình thường, thì đấy là việc của bọn học sinh lớp 12, học xong thì thi, như học lái xe vậy, có ai đấy đã ví von như thế, giản đơn và tiện lợi.


Tôi ủng hộ ý kiến cho rằng, học xong lớp 12 thì cho các cháu thi ngay tại trường, cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Các cháu dùng chứng chỉ ấy thi hoặc đăng ký xét tuyển vào các trường đại học. Các trường này được giao quyền và chịu trách nhiệm với chất lượng đào tạo của mình, xã hội và người sử dụng lao động sẽ là nơi đánh giá chất lượng từng trường. Và như thế thì cách tuyển người vào các cơ quan nhà nước cũng phải khác trước. Sẽ không còn kiểu ngồi cộng điểm cộng bằng cấp các loại để tuyển mà không nhìn thấy người dự tuyển như hiện nay.

Lâu nay chúng ta học theo kiểu tầm chương trích cú, và thi cũng thế. Sở dĩ phao phiếc tràn lan bởi phương pháp học thụ động, học theo ý sách giáo khoa, ý thầy cô là chính, nói ra ngoài là trượt nên đã biến học sinh thành những con vẹt. Đấy là lối học bất bình đẳng, thầy là thế lực tối cao, học sinh chỉ có nghe và nhớ chứ không có liên hệ, phản biện… vậy nên giờ có ra đề kiểu mới, để học sinh vận dụng kiến thức, áp dụng vào đời sống, thì không chỉ trò chết mà thầy chấm cũng… lao đao.

Khổ quá, không chỉ là lời thán của các phụ huynh học sinh, mà của cả xã hội trong những ngày nóng bức này chứng kiến học trò đi thi, và không phải học trò thì phục vụ thi. Tôi là người ủng hộ con gái khi còn là sinh viên cứ đến hè là tham gia sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi, rồi sau đó là đi mùa hè xanh. Nhưng nhìn cái cảnh các cháu tình nguyện viên nắm tay nhau giữa trưa nắng bốn mươi độ làm cọc tiêu sống thì lại thấy nếu con gái còn tuổi chưa chắc đã ủng hộ cháu đi làm như thế. Nói lại bảo cái gì cũng ngoái về ngày xưa, nhưng đúng là ngày xưa, chúng tôi đi thi, một mình đi, một mo cơm, nhà sang thì có mấy con tôm kho, còn không thì cà muối, và rồi cũng nên người…
                                                                   VĂN CÔNG HÙNG

 

2 nhận xét:

Hanh Pham Judo nói...

Ngày xưa mình đi thi tốt nghiệp tiểu học (cấp 1) - 11 tuổi, tốt nghiệp Trung học Cơ Sở (15 tuổi), thi đấu giải Judo học sinh cấp thành phố (14t) ... đều đi 1 mình chẳng cần ai đưa đón. Vì gia đình chẳng có ai rảnh mà chăm chút cho. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, vì mình là dân Sài Gòn, bụi đời chợ Phú Nhuận rồi các em nó sao mà "giang hồ xâm mình" như tui được. Mấy em nó dân tỉnh, ở dưới quê, ở hóc bà tó, giục nó ra thành thị không biết đường đi cũng tội, mà kì thi 12 năm đèn sách, mỗi năm lại chỉ được thi 1 lần nên phụ huynh cũng không dám buông các công tử tiểu thư ra. Lại phải kể đến tình trạng lừa gạt giựt dọc cướp bóc ở những chỗ tập trung đông người.

Tác giả bảo ủng hộ thi ở địa phương, mỗi trường tổ chức tự thi tự cấp bằng ... Trời ạ, ông này chắc sống ở nước ngoài nên quá ngây thơ, không biết tình trạng nhà nhà gian lận, người người gian lận thi cử ở VN, đâu phải tự nhiên mà bắt gom cả nùi lùa vào các hội đồng thi lớn - để hạn chế tiêu cực đấy thưa bác tác giả ạ.

Cả cái nền giáo dục lộn xộn rối tinh rối mù trong 1 cái xã hội loạn lạc thế này. Ừ thì do chế độ chính trị cả đấy, ừ thì do mấy ông lãnh đạo cộng sản ngu dốt đấy. Nhưng chúng nó chỉ biết lên FB chửi mấy đứa thanh niên tình nguyện áo xanh đang cố gắng cống hiến cho xã hội (dù là chỉ biết ngây thơ làm theo lệnh trên) cũng còn hơn những thằng anh hùng bàn phím tự coi mình là yêu nước dũng cảm dám online FB chửi rủa cộng sản mà đến cái mặt cái tên mình còn không dám công khai. Đấu tranh cái kiểu chửi bằng miệng là chính. Xin lỗi nói thẳng chứ tư duy của tụi bây còn thua mấy đứa con nít biết bưng kẹo bánh đi phát cho mấy bạn nghèo trong trung tâm mồ côi. Cái đám áo xanh ấy hè nào cũng đi về vùng quê để xây nhà cho người nghèo, dọn dẹp vệ sinh bảo vệ môi trường đấy.

Gớm cái bọn làm thì ít nói thì nhiều, cái bọn chửi Khổng tử vì chưa bao giờ được học câu TU THÂN TỀ GIA TRỊ QUỐC BÌNH THIÊN HẠ. Thân thì như đống SHIT bày đặt mở miệng ra là tự do với chả dân chủ. TA KHINH!

TNC nói...

Một sự thật mà không được ngành GD công nhận, nhưng qua cách làm thì minh chứng điều này. Đó là Bộ GD k zám thi tốt nghiệp tại các hội đồng trường THPT rồi dùng kết quả đó xét tuyển ĐH. Bởi bác Luận biết rằng kết quả xét tuyển sẽ như việc xét tuyển vào lớp 6 tại một số trường THCS tại Hà Nội.
Một sự thật khác còn đau lòng hơn là: Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT chính thức diễn ra, các trường sau khi đã phân luồng thí sinh bèn tổ chức thi thử cho số thí sinh dưới sàn (Chỉ đăng ký thi TN). Kết quả không dám tin vào thang điểm 10...Nguyên nhân được chỉ ra là do các em khá, giỏi thi riêng nên không còn chép được bài nữa. Thế là họp kín, là lên phương án...Và dù kỳ thi chính thức chưa chấm xong nhưng kết quả sẽ vô cùng đẹp... để lập thành tích chào mừng ĐH đảng bộ các cấp.
TNC