tôi lôi con laptop trong cặp ra, ấn nút kết nối wireless, gõ google rồi chỉ cho các bác xem. Úi trời ạ, tin Việt Nam có Nobel văn chương cũng chỉ choáng váng đến thế mà thôi. Chưa hết, tôi gõ tên từng bác, lại úi giời, tên tuổi tác phẩm ngày sinh tháng đẻ quê quán vanh vách, lại cả ảnh, giai thoại, lại được đưa vào các forum đưa đẩy tán nhau nữa... các bác thổn thức cả tuần rồi sau đấy tơi tới mail cho tôi...
-----------------
KỲ 3, VĂN CHƯƠNG MẠNG.
Bây
giờ thì người người mạng, nhà nhà mạng, chứ cách đây gần hai chục năm, nó là tiếng
sét giữa trời quang.
Ngay
từ hồi máy tính còn chủ yếu là loại second hand, mạng nối qua điện thoại 1260,
1268, 1269 bằng dial up thì trong giới nhà văn đã có mấy trang mạng nổi tiếng. Ấy
là nhà văn Vũ Hồng với trang vuhong.com,
nhà văn Trần Nhương có trannhuong.com,
nhà văn Phong Điệp có phongdiep.net,
nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có trang nguyentrongtao.vnweblogs.com,
anh em nhà văn Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Vinh cũng có 2 trang rất hot,
nườm nượp người vào và comment đúng nghĩa một cái… chợ, chợ văn.… Và người đang
gõ những dòng này cũng có trang vanconghung.vnweblogs.com
(giờ đã có trang mới hoành hơn rồi). Hồi ấy thực ra nó cũng không phải là văn
chương mạng, mà chủ yếu là số hóa những văn bản viết tay của mình rồi đưa lên,
tức là những tác phẩm ấy đã in báo rồi, sửa đi sửa lại rồi, giờ đăng lên để phổ
biến miễn phí thêm lần nữa. Rồi từ đăng của mình, một số bạn bè thấy có vẻ hay
hay bèn nhờ đăng của họ. Mạng hồi ấy rất tậm tịt, post bài thì rất thích, nhưng
cuối tháng thấy cái phiếu báo tiền điện thoại về thì cả nhà nhìn nhau xanh mặt.
Thế mà vẫn rất hăm hở phục vụ bạn đọc miễn phí một cách rất hớn hở và hoành
tráng, xả thân. Có hôm tôi đang đi bộ buổi chiều thì thấy Nguyễn Quang Lập gọi
giật cục: về ngay, có bài mới, còm cho một phát. Cũng chính nhà văn này từng thốt
lên trên trang của mình: Ai bảo chăn trâu là khổ, tôi chăn còm còm khổ hơn ai.
Là hồi đầu hớn hở thế chứ sau một thời gian thì anh phải khóa còm, vì để bạn bè
vào còm thì mình phải để mắt đến, lỡ có ai còm linh tinh thì khổ chủ lãnh.
Tôi nhớ có lần
đi dự một cái trại của NXB Công an nhân dân tổ chức. Cả trại có 2 nhà văn dùng
máy tính là tôi và nhà văn Phan Đình Minh, thấy chúng tôi gõ rào rào các bác
nhà văn lớn tuổi có vẻ vừa tò mò lại vừa nghi ngại. Có bác hỏi thật: có đồi trụy
không? Tôi được dịp bốc phét: Thực ra là máy nó viết chứ có phải em viết đâu,
em chỉ việc đánh đầu đề và hai dòng yêu cầu nội dung thế là tự nó viết cho mình.
Một bác bảo sướng hè sướng hè, thế sao chú không viết văn mà chỉ làm thơ? Bảo:
Máy em là máy dành cho nhà thơ nên nó chỉ ra thơ thôi. Nếu muốn viết văn lại phải
mua một cái máy viết văn. Bác này sáng mắt lên hỏi: thế giá nó bao nhiêu, tôi bảo
rẻ thôi, hai chục ngàn đô. Tôi còn dọa: máy nó viết nhưng mình phải giỏi hơn
nó, phải ra lệnh được cho nó, mà cái máy khốn nạn và bảo thủ này nó chỉ nghe tiếng...
Anh với tiếng Nhật thôi. Càng choáng. Từ đấy thi thoảng bác vào phòng tôi và
nhìn cái máy với con mắt khác hẳn, như nhìn một... nhà văn nổi tiếng, còn coi
tôi chỉ là thằng... đánh máy chữ. Rồi đến khi mạng Internet trở nên thông dụng
thì nhiều người vẫn chả coi nó là cái đinh gì? Có người cứ nhắc đến mạng là
nghĩ đến... trụy lạc sa đọa, hư hỏng tệ nạn, nói rất hồn nhiên: tôi không nối mạng
vì sợ các con nó hỏng. Tôi hỏi lại: thế cả thế giới này nó hỏng à? Bác bảo: hỏng
hết, hỏng rồi, mình cứ phải là lo cho mình trước chú ạ, cương quyết tuân thủ
phương châm hội nhập nhưng không hòa tan. Đến hôm mấy người ngồi cãi nhau như mổ
bò rằng Mạc Đỉnh Chi hay Mạc Đĩnh Chi, rồi con dâu vua gọi là
gì..., tôi lôi con laptop trong cặp ra, ấn nút kết nối wireless, gõ google rồi
chỉ cho các bác xem. Úi trời ạ, tin Việt Nam có Nobel văn chương cũng chỉ
choáng váng đến thế mà thôi. Chưa hết, tôi gõ tên từng bác, lại úi giời, tên tuổi
tác phẩm ngày sinh tháng đẻ quê quán vanh vách, lại cả ảnh, giai thoại, lại được
đưa vào các forum đưa đẩy tán nhau nữa... các bác thổn thức cả tuần rồi sau đấy
tơi tới mail cho tôi ý khoe "Tao nối mạng rồi", có bác công nhận
trong mail: "Anh tẹc nét có khác mày ạ, tuyệt vời không chịu được, mỗi
ngày anh lướt không dưới... 8 tiếng web bờ"...
Bây giờ thì mạng
đã quá ư thông dụng, và nó đúng là văn chương mạng, tức là người ta gõ trực tiếp
trên tài khoản của mình trên mạng, tương tác với bạn đọc tức thì, sau đó thì mới
tập hợp lại in sách, mà 2 tác giả trẻ Nguyễn Phong Việt và mới rợi đây là Nồng
Nàn Phố là 2 ví dụ tiêu biểu. Cả 2 người này đều rất trẻ, và đều làm thơ. Nguyễn
Phong Việt sau khi làm mưa làm gió với bạn đọc của mình trên mạng thì tập hợp lại
xuất bản, và điều kinh ngạc xảy ra: sách liên tục được tái bản. Theo thông tin
chúng tôi có, riêng tập “Đi qua thương nhớ” của anh, toàn thơ đã post trên
facebook, đã in hơn 40 ngàn bản và… bán hết, một kỷ lục trong làng xuất bản Việt
Nam giai đoạn sách đang ế chỏng chơ hiện nay. Tập thứ 2 của anh là “Từ yêu đến
thương” cũng in đợt đầu 20 ngàn bản và cũng bán hết. Nồng Nàn Phố cũng thế, tuy
số lượng bán không bằng Nguyễn Phong Việt, nhưng trong tình cảnh rất nhiều tập
thơ nổi tiếng của các nhà thơ nổi tiếng nằm rất lâu trên giá, hoặc tặng rất… chạy
thì đây là một hiện tượng không thể không lưu ý, dù cho đến giờ, chất lượng thơ
của họ cũng vẫn đang có rất nhiều ý kiến khác nhau…
Xem kỳ 1 Ở ĐÂY
Kỳ 2 Ở ĐÂY
Ảnh minh họa: Các nhà văn thời mạng đời đầu, mới tới iPad 2...
6 nhận xét:
Xin hỏi nhà thơ Văn Công Hùng:
Bây giờ các chủ blog có mất tiền mạng internet không?
@Nặc danh:
Không trả tiền internet thì làm sao có internet mà xài hả bạn?
Nhưng giờ internet nó như là nước uống hàng ngày trong nhà rồi, gần như nhà ai cũng có, chứ ngày xưa, kết nối qua điện thoại, hàng vạn người mới có mộ người liều mạng mà chơi...
Thực ra là máy nó viết chứ có phải em viết đâu, em chỉ việc đánh đầu đề và hai dòng yêu cầu nội dung thế là tự nó viết cho mình. Một bác bảo sướng hè sướng hè, thế sao chú không viết văn mà chỉ làm thơ? Bảo: Máy em là máy dành cho nhà thơ nên nó chỉ ra thơ thôi.
Cười sặc cả...beer. Ối giời Bác VCH!
@VCH:
Xin lỗi Em hỏi không rõ nghĩa, ý em là ngoài tiền thuê bao Internet thì chủ blog có phải trả thêm tiền gì nữa không và hỏi thêm là có được tiền "nhuận mạng" không?
Nếu là web thì phải thuê tiên miền, còn blog thì miễn phí nhưng nó không chắc chắn, có thể bị "giải tán" bất cứ lúc nào, như yahoo 360 đã từng.
Làm gì có tiền nhuận nhiếc gì, phục vụ bạn đọc vô tư thôi.
Muốn duy trì domain thì phải trả tiền. .com là hết sẩy rồi Bác VCH ạ.Phục vụ NHÂN ZÂN là chính...Thanks.
Đăng nhận xét