Định bàn tí với GS Ngô Bảo Châu nhân đọc bài của ông nói về trí thức, nhưng thấy nhiều người nói hay rồi, nên thôi, có điều, nói thật luôn, mình bớt quý bạn này rồi, bởi nghĩ cho cùng, bạn cũng không vượt qua được cái "sấm" từ ngàn xưa "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" dù Châu ở tận nước ngoài.
Nên post cái này cho vui vẻ (vui là vui vậy kẻo là)...
------------------
Văn sĩ 3 miền vãn cảnh chùa Kinh Bắc
Với một chặng đường không quá xa để ngần ngại, không quá gần để vấn vương cảm giác chưa bứt khỏi phố phường, Bắc Ninh luôn là lựa chọn hợp lý cho những chuyến "phượt" ngắn của dân Hà Nội. Và trong những chuyến đi ấy, những ngôi chùa luôn là địa điểm dừng chân. Từ Bút Tháp, Chùa Dâu, Phật Tích, Chùa Tiêu... Đi bằng ô tô cũng hay mà nếu đi xe máy nhẩn nha cũng có cái thú. Đầu năm, làm một vòng Kinh Bắc để thụ hưởng cái không gian tĩnh lặng chùa chiền, để nghe phảng phất tiếng kinh cầu an, để cảm nhận những từ bi hỉ xả của nhà Phật cũng là việc làm ý nghĩa. Để thanh thản bước vào một năm mới với những bon chen của đời thường...
Dưới đây là những hình ảnh về một chuyến đi như thế với sự góp mặt của các nhà văn, nhà thơ 3 miền Bắc - Trung - Nam trên đất Kinh Bắc. Một chuyến đi đặc biệt với những vị khách đặc biệt.
Quang Hưng thủ một bó hương rất to bước hăm hở, còn anh Văn Công Hùng và anh Hữu Việt thì hình như đều có thứ gì trong túi quần cần phải giữ chặt khi bước vào chùa Bút Tháp.
A Sáng tranh thủ rờ quy đầu ở văn bia trước khi vào hương khói.
Nhà văn Vũ Hồng đến từ Bến Tre dù đi chùa xứ Bắc nhưng vẫn vận đồ phương Nam, rét căm căm mà vẫn áo thun cộc kèm gile ký giả phong cách nổi bật giữa những đồng nghiệp Bắc kỳ phục trang kín cổng cao tường.
Tại chùa Bút Tháp có pho tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay bằng đồng xưa cũ.
Hai chị em Võ Thị Xuân Hà và Võ Thị Hạnh Thủy trông rất... lão Phật gia nếu không tính phần dưới mặc váy.
Dân viết mà vãn cảnh chùa thăm Tháp Bút thì quá chuẩn. Tới đây hi vọng có Tháp... bàn phím cho theo kịp thế hệ nhà văn mười ngón.
Mọi người tranh thủ vãn cảnh chùa.
Trong khi đó thì Quang Hưng tranh thủ gặp lại cố nhân là một bà vãi.
Còn A Sáng đã kịp khoác vai Thụy Anh nép dưới mái hiên.
Đạt ma đĩ ngầm với tà áo tím thập thò bên anh Văn Công Hùng - thi sĩ rất ngầu đến từ Pleiku
Nguyễn Danh Lam - nhà văn của đất Sài Gòn tranh thủ trốn ra cổng tạo dáng. Anh vào vai ông Thiện.
Chân cầu không có nước chảy mà chỉ có người điệu chảy nước.
Nguyễn Danh Lam có vẻ không đọ được độ ngầu so với A Sáng. A Sáng vào vai ông Ác.
Văn sĩ 3 miền chụp ảnh lưu niệm trong sân chùa, trước một cây xanh có vần "ị" (cây Thị). Từ phải qua: anh Thiên Sơn - Lê Minh Đạt - Mẹ con chị Đỗ Bích Thúy - anh Văn Công Hùng - A Sáng - Thụy Anh - Phong Điệp - chị Võ Thị Xuân Hà - anh Nguyễn Danh Lam - Trương Hồng Tú - anh Hữu Việt - anh Vũ Hồng - Võ Thị Hạnh Thủy - Bà vãi - Nguyễn Quang Hưng - anh Đặng Huy Giang - và Rồng xanh Nguyễn Xuân Thủy. Tên gọi của cây bị lộ với những người trong đoàn khiến mình phải bỏ lại mấy cành lá vừa bẻ mang theo.
Nhà thơ Hữu Việt (ngoài cùng, bên trái) làm thân với bà vãi vì biết nhà chùa có đàn chó con rất đẹp. Nhà văn Võ Thị Xuân Hà đứng giữa nghiêm trang nhưng thực ra là tay trong của vụ này.
Và đây là kết quả: Một chú cún xinh xắn đã nằm ngoan ngoãn trong chiếc làn đỏ. Thụy Anh ngây thơ ngạc nhiên đến sững sờ vì không hiểu bằng cách nào mà nhà thơ Hữu Việt lại bắt được cả chó, xin được cả làn của nhà chùa.
Nhưng cao nhân dưới gầm trời này không chỉ có một. Hữu Việt chưa kịp hoan hỉ thì nhà thơ Đỗ Hàn bỗng xuất hiện với một chú cún bắt tay bo.
Kết quả là nhà chùa có 2 chó hoàn tục. Chụp lại quả ảnh này để thấy không phải anh Đỗ Hàn mượn chú cún của anh Hữu Việt để diễn.
Rất tình cờ phát hiện ra một chân lý: Ở đâu có chó, ở đó có... rơm.
Rất buồn vì còn thiếu... giàn lá mơ.
Chùa Phật Tích tọa lạc trên đồi cao, phải leo khá nhiều bậc và tốn khá nhiều hơi tai. Anh Văn Công Hùng và Quang Hưng vẫn là những người tiên phong.
Phong Điệp rất giống một kẻ "buôn thần bán thánh", còn phía sau là một... mẹ mìn.
Từ khi công bố giải thưởng Hội Nhà văn 2010-2011, Nguyễn Danh Lam luôn được Hội Nhà văn cử vệ sĩ đi bảo vệ, đảm bảo cho Lễ trao giải diễn ra trang nghiêm và đầy đủ tác giả.
Từ phải qua: A Sáng - Nguyễn Quang Hưng - Nguyễn Danh Lam - Lê Minh Đạt (chú thích: kiếp sau)
Một bờ kè đá rất đẹp, với những người mẫu rất chuyên nghiệp.
Người mẫu phong cách nhất.
Người mẫu ziên záng nhất.
Người mẫu ăn ảnh nhất (xuất hiện với mật độ khá dày... mặt)
Các thí chủ sàm sỡ nhau ngay dưới... cửa Phật.
Bên cạnh đó vẫn còn những phật tử lịch lãm và chừng mực.
Cảnh đẹp đến không muốn ra về.
Ở lại nơi này kiếm lộc rơi lộc vãi chắc cũng đủ ăn (ăn đủ). Phật ở trên cao thế kia mà.
--------------
4 nhận xét:
Đây là minh chứng cho điều mình chăn chở bấy lâu nay: ảnh hay là một nhẽ, ăn tiền là cái nhời bình. Bài thú đáo để.
Vì bác nhắc đến giáo sư Châu nên tôi cũng góp ý thế này:lúc có ý đinh xây dựng viện toán đó sao ko thấy ai có y kiến gì,vì nếu thật sự có tâm với đất nước sẽ thấy kinh tế lúc đó đã khó khăn,nhiều cái quan trọng,thiết thực hơn viện toán đang chờ ngân sách,ngành toán lợi dụng thành công vang dội cuả gsư Châu để đòi hỏi lợi ích cho ngành mình mà ko nghĩ đến lợi ích chung,lúc đó có ai fản biện gì thì bị ném đá là nhỏ nhăn ghen tị,bây giờ tiền ti tỉ đã đổ ra để xây dưng cái viện rồi thì các bác mới lên tiếng đủ điều,ích lợi gì nưã đâu?tôi có cảm giác từ fản biện đang bị lợi dụng,fản biện ý nghiã nhất là fản biên vi lơi ích đất nước chứ fản biên adua,fản biên để fục vụ lơi ích nhóm,fản biên để đánh bóng bản thân thì trước sau gì cũng bị coi thường.bây giờ ai muốn là người nổi tiếng sang trọng thì đem trí thức ra bàn luận,làm thế để nổi danh,để được tiếng là thức thời.THỊT trí thức bây giờ đắt giá lắm,ko cần ngon chỉ cần đắt là đã rất sang rồi!!!
Xem xong điện ngay cho chú Đạt Ma hỏi xem có đúng là chú "đĩ ngầm" như ông cu già ở P.L.kU chú thích ảnh không...thì ra là chú thích câu khách của bố Văn Công Tài/
"ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" không phải là câu sấm bác ạ (dù là "sấm" có để trong ngoặc kép)
Đăng nhận xét