THÔNG TIN LẠI CHO ĐÚNG:
Chào anh V>C>Hùng,
Hôm nay tôi có đọc bài " nói dối..." trên dân luận. Trong bài này có chỉ trích về ' phát minh khoa học - ngô bổ hơn gạo " của tác giả.
Tôi xin có vài lời nhờ anh chuyển cho tác giả và độc giả về chuyện nay :
1/ Đây là có nhắc đến 1 nhà báo lão thành trong làng báo VN , 1 GS duy nhất chỉ có bằng Bác sĩ mà đào tạo nhiều nhà khoa hoc dinh dưỡng của VN, 1 nhà dinh dưỡng học hàng đầu của VN- người tổng kết kinh nghiệm của dân ta trong cuộc sống sản xuất nong nghiệp ngàn đời bằng mô hình VAC , đề xuất tăng diên tích đất > 5% cho nông dân tự sản xuất nuôi mình thời 70-80 , 1 quân nhân chịu trách nhiệm bảo đảm đời sống sức khỏe cho bộ đội ta trong các cuộc chiến chống Pháp 45-54 , chống Mĩ 65-75, chống Tàu. Cụ là GS -anh hùng lao động TỪ-GIẤY.CỤ ĐÃ MẤT CÁCH ĐÂY TRÒN 2 NĂM , THỌ 89 TUỔI. Cụ là nhà báo , nhà giáo , nhà khoa hoc dinh dương , là 1 quân nhân
2/ Cách đây hơn 60 năm Cụ là chủ bút báo "Vui sống " - 1 trong 4 tờ báo của TW thời chống Pháp- tờ báo có số lượng kỉ lục trong điều kiện kháng chiến , giành được sự yêu mến cao của độc giả lúc bấy giờ. Cụ đã công bố chuyện này nguyên văn như sau " ngô bổ hơn gạo nếu ăn tổng hợp "- nhiều người góp vui bằng cách cắt câu sau đi để việc trên trở thành phương châm chính trị khi thiếu đói !. Thực tế tỉ lệ các chất trong ngô đầy đủ , cân đối và cao hơn gạo. Chỉ cần khéo chế biến mới hấp thu được hết các chất bổ béo đó . Trên thế giới có rất nhiều dân tộc chỉ ăn ngô , ở ta dân tộc H'Mông cũng vậy. Thời đó quan niệm ăn gạo mới bổ , người nghèo chỉ có ngô , khoai , sắn mà ăn- từ đó coi thường ngô , chỉ là thức ăn cho người nghèo.
3/ Vì vậy không thể có chuyện " NÓI DỐI ' ở đây. Từ 1 câu chuyên vui thời kháng chiến , suy như vậy là không đúng chỗ của tác giả .
4/ Việc tôi nói ở trên là chính xác - tôi là con trai lớn của Cụ , quân nhân đã về hưu, hiện đang sống ở TP Sài gòn
Có đôi điều trao đổi với Anh để hiểu cho đúng chuyên này có liên quan tới Cụ thân sinh của anh em chúng tôi. Nhờ anh chuyển thông tin này cho tác giả . Cảm ơn
TỪ ĐỄ
---------------
VCH reply:
VCH reply:
Cám ơn anh rất nhiều, tôi sẽ cho hiện thư của anh lên đầu bài viết, và
cũng sẽ báo cho nhà thơ Trần Nhuận Minh biết. Thực ra, trong tổng thể,
thì câu chuyện ngô gạo chỉ điểm xuyết trong một mạch chung thôi. Khi
thư này hiện lên ở ngay đầu bài, mọi người sẽ hiểu thêm nữa. Một lần
nữa cám ơn anh và kính chúc anh cũng gia đình sức khỏe. Văn Công Hùng.
--------------
Và sau 30 phút, nhà thơ Trần Nhuận Minh đã hồi âm:
cũng sẽ báo cho nhà thơ Trần Nhuận Minh biết. Thực ra, trong tổng thể,
thì câu chuyện ngô gạo chỉ điểm xuyết trong một mạch chung thôi. Khi
thư này hiện lên ở ngay đầu bài, mọi người sẽ hiểu thêm nữa. Một lần
nữa cám ơn anh và kính chúc anh cũng gia đình sức khỏe. Văn Công Hùng.
--------------
Và sau 30 phút, nhà thơ Trần Nhuận Minh đã hồi âm:
THƯ GỬI NHÀ THƠ VĂN CÔNG HÙNG
Tôi đã đọc được thư hồi âm của ông Từ Đễ, con cụ Từ Giấy ( từ dòng sau, tôi xin gọi là Cụ Từ, không gọi tên, để thể hiện sự kính trọng của tôi đối với Cụ) qua mạng của nhà thơ. Tôi xin cảm ơn nhà thơ và có đôi lời tâm sự với ông Từ Đễ, về vấn đề này.
Trong bài báo, tôi viết : “Ây là chưa kể phát minh khoa học lạ lùng: ăn ngô bổ hơn ăn gạo”. vân vân và vân vân…”. Không nói phát minh ấy của ai, cũng không ám chỉ ai, không có ý “chỉ trích” mà chỉ nói lên một thời, vì những tình huống cụ thể, chúng ta đã nói như thế, thậm chí đã nghĩ thật lòng là như thế. Đấy là thời thiếu đói đến được ăn ngô cũng là may mắn lắm rồi. Tôi sợ nhất là ngô răng ngựa, nhà tôi có bếp than, ninh suốt đêm, sáng và trưa hôm sau nhai mỏi cả răng, sái cả quai hàm, vẫn không thấy béo bổ gì, cảm giác như nhai mùn cưa, nghĩ lại mà rùng mình. Tôi cũng từng đi đánh cá với người Hoa, người Sán Dìu dọc bờ biển Quảng Ninh, đến non 2 năm ( vừa sáng tác vừa sưu tầm văn học dân gian), trên thuyền, cá nhiều hơn gạo, nên ăn cá kho nhạt với cháo loãng hoặc khoai luộc chứ đâu có được ăn cơm. Đồng bào H’Mông Hà Giang trên núi đá cao, chỉ trồng được ngô nên ăn ngô quanh năm, do thói quen thiếu gạo, chứ không phải vì ngô bổ hơn gạo, cũng là lẽ thường. Nhưng ở vựa lúa Bắc bộ thì đó là một thời gian lao. Nhà thơ Chế Lan Viên viết ( tôi ghi theo trí nhớ ) : “Năm miền Bắc ăn ngô đẻ ra nhà máy thép”, hoặc “Ăn bát cơm ngô sáng ngời chân lí” đó thôi.
Đọc thư của ông Đễ, tôi mới biết Cụ Từ từng nói câu ấy, nguyên văn là “ Ngô bổ hơn gạo, nếu ăn tổng hợp, nhiều người góp vui bằng cách cắt đi câu sau, để việc trên trở thành phương châm chính trị khi thiếu đói.” Ông nói đúng, nhiều người cắt đi một nửa sau của câu, chỉ còn : “ăn ngô bổ hơn ăn gạo” thành ra ý Cụ đến với mọi người không được đầy đủ. Tôi đọc câu đó nhiều lần trong một số bài báo khác nhau, nên rất nhớ và khi tôi viết trong bài báo trên, tôi không biết câu nói ấy khởi ra từ một ý của Cụ Từ. Và khi nhắc lại câu ấy trong bài báo, tôi cũng không nghĩ là của Cụ Từ. Giá ông không nói, tôi cũng không biết. Cũng giống như hai câu thơ rất nổi tiếng trên của nhà thơ Chế Lan Viên, nó phản ánh một thời “gian lao mà anh dũng”( như lời một bài hát), chúng ta đã trải qua.
Nhân đây tôi xin nói thêm một chi tiết khác trong bài báo trên. Theo sách Lĩnh Nam chích quái “Lựa chọn những chuyện quái dị ở Lĩnh Nam . Tác phẩm sưu tầm văn học dân gian Việt Nam, xuất hiện từ cuối thời Trần.” ( Từ điển văn học, bộ mới, trang 860, nhà xuất bản Thế giới, in tháng 10 / 2004 ). Tác giả là Trần Thế Pháp đời Trần, được Vũ Quỳnh ( 1453 – 1516) và Kiều Phú ( 1447 - ? ), nhuận sắc vào năm 1493, sau đó còn được nhiều nhà nho khác tiếp tục bổ sung sửa chữa… Nhưng về cốt lõi, vẫn là một tác phẩm văn học dân gian của thời Trần.
Đọc tác phẩm trên, sẽ thấy Trần Thế Pháp từ thời Trần đã chép bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ… có từ thời Tiền Lê. Đó là Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt, có tên là Trương Hống, Trương Hát đã đọc thơ thần trên sông Như Nguyệt: Nam quốc sơn hà Nam đế cư…( toàn bài 4 câu như chúng ta đã biết, tuy có một vài chữ thay đổi) trong trận tự cầm quân đánh
thắng giặc Tống, khi Lê Hoàn mới lên ngôi vua ( Đại Hành hoàng đế), năm 981, trên sông Như Nguyệt, trước trận cũng đánh Tống trên sông Như
Nguyệt của Lí Thường Kiệt ở thời Lí, đến 95 năm. Thêm một lí do đầy sức thuyết phục về việc bài thơ ấy là thơ khuyết danh, thơ dân gian, như Từ điển trên đã ghi, không phải của Lí Thường Kiệt (1076).
Chào anh Hùng,
Tôi cảm ơn Anh đã chuyển nội dung phản ảnh thành 1 cuộc truyện trò , hiểu hơn cuộc đời.Ông TỪ tôi sinh ra trong 1 gia đình có hoc, không giàu có . Nhờ trời ông tôi có năng lực học tập tốt , giỏi toán , văn tại trường Bưởi ngày xưa nên có học bổng , đi dạy hoc thêm để tự nuôi sống mình và tốt nghiệp tú tài toán , sau đó ghi danh vào trường Y Hà nội. Có mấy chuyện về Ông :
1/ Suy nghĩ về tương lai :Đề thi văn tiếng Pháp năm 1936 tại phủ Hà đông dành cho học sinh giỏi có đề bài " nếu có 3 điều ước thì em chọn 3 điều gì?".
Ông tôi viết đại ý " ước có sức khỏe, sự thông minh và sự khôn khéo ". Ông được giải nhất với phần thưởng 36 đông Đông dương ( 3 đồng mua được 1 tạ gạo )
2/ Giáo dục vệ sinh :Khi làm chủ bút báo Vui sống thời kháng chiến chống Pháp , Ông tôi lấy bút danh là Lang Khoai. Bạn đọc hỏi :"phân đi xuống nước cục nổi , cục chìm. Như vậy có phải là bệnh không? " Lang Khoai trả lời :"Bệnh nặng đấy . Bệnh ...ỉa bậy " !
3/ Hóm hỉnh :Bạn đọc Nguyễn thế Minh , (đại đoàn 308 ) hỏi "Tôi 22 tuổi mà nhiều râu như một ông già. Có nên nhổ râu không ? ". Lang Khoai trả lời :"Nhiều râu là tuổi thanh niên mới lớn . Thừa thời gian và thấy khoái thì cứ nhổ .Còn chuyện rậm râu thì việc gì phải lo!Cũng có người thích đấy, vì trông nó hiên ngang. Nếu người ta không thích thì cạo cho nhẵn nhụi. Điều cần , theo thiển ý của Khoai, không phải râu rậm hay thưa mà xem râu có ...quặp không?
4/ Xây dựng nhân cách : Bạn đọc Lan ( Hòa bình ) hỏi "Tôi có thằng em 20 tuổi , cao 1m45. Nó xấu hổ không đi sinh hoạt vì bị chê là " thằng lùn". Xin Bác sĩ giải thoát cho sự thắc mắc đó .
4/ Xây dựng nhân cách : Bạn đọc Lan ( Hòa bình ) hỏi "Tôi có thằng em 20 tuổi , cao 1m45. Nó xấu hổ không đi sinh hoạt vì bị chê là " thằng lùn". Xin Bác sĩ giải thoát cho sự thắc mắc đó .
Lang Khoai :" Lùn có 2 thứ lùn bệnh và lùn tự nhiên. Em có lẽ thuộc vào hạng sau.Tuổi còn ít , cố tập thể dục, tập bơi và nhất là tập xà cho cao thêm một vài phân. Nhưng dù sao cũng không thẻ biến đổi hẳn được.Sao em dại thế , họ chế mình thì mình chế lại. Từ xưa tới nay khối người lùn làm nên sự nghiệp vĩ đại, danh lưu muôn thủa.Mao Toại và An Tử thời Xuân thu có danh tiếng thật lùn, nhưng không phải người anh hùng sao? Mạc Đĩnh Chi, người từng làm vẻ vang cho dân tộc Việt cũng lùn !Thi sĩ Bai rơn nước Anh thọt chân,nhưng đời nay chỉ nhớ là một danh nhân dám bỏ nơi giàu sang để đi tranh đấu cho tự do của con Người. Thi sĩ Tyrter nước Hi lạp vừa thọt chân , vừa chột mắt đã dùng tài mà giải phóng quê hương. Vì sao ?Vì họ biết khinh kẻ chê mình và nuôi 1 ý tưởng tốt đẹp, kiên trì tranh đấu cho nó. Có hiểu không , em của Lang Khoai ?.
Vài dòng viết về Ông tôi để thấy cái sự hoc , sự uyên bác của thế hệ các Cụ ngày xưa. Trong ba anh em nhà tôi không ai giỏi bằng một góc người Cha yêu quí đã khuất của gia đình
4 nhận xét:
"một cái tên mà không ít người Việt Nam không biết". Ý là răng hè ?
@ Dong:
Ý là rất ít người biết vị giáo sư này trong đó có Trần thi sĩ. rứa đo rứa đo (bắt chước bọ L)
@ Dong và lặc danh:
----------
Ngu quá ngu quá, sửa rồi, huhu...
Bác TNM cần phải phân biệt rõ các khái niệm: nói dối, bịa đặt và gán ghép. Ví dụ:
- Chuyện Lê Văn Tám là bịa đặt
- Chuyện Lý Thường Kiệt là gán ghép
- Chuyện sữa trâu bổ hơn sữa bò là nói dối
Đăng nhận xét