Cũng có những so sánh các tác giả ở miền núi phía Bắc với các nhà văn Tây Nguyên. Chả cần đi sâu cũng thấy ngay là ở phía bắc vượt trội hơn hẳn. Các nhà văn là người dân tộc thì có Y Phương, Lò Ngân Sủn, Mã A Lềnh, Pờ Sảo Mìn, Cao Duy Sơn, Dương Thuấn... đối với những Y Điêng, Linh Nga Nie K'dăm, Kim Nhất, Nay Nô... các nhà văn người Kinh sinh sống ở đấy thì có Trần Hùng, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa... để sánh với Thu Loan, Tạ Văn Sĩ, Phạm Doanh, Nguyễn Hoàng Thu, Văn Thảnh, Huỳnh Trung Hiếu... Chưa nói và hoàn toàn không dám nói, dám so sánh đánh giá sự hay dở, nhưng có 2 yếu tố khiến miền núi phía bắc vượt trội là số lượng và bản sắc. Bản sắc miền núi phía bắc trong Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Trần Hùng, Đỗ Thị Tấc nó đậm đặc hơn hẳn trong những Nguyễn Hoàng Thu, Tạ Văn Sĩ, Hương Đình, Thu Loan. Nhà thơ Y Phương vừa tung ra một loạt tản văn phong tục chỉ về cái làng của ông thôi mà thấy ngạt ngào phong vị của cả sự tài hoa và bản sắc...
Trẻ là yếu tố hàng đầu để làm nên một nền văn học. Trẻ đồng nghĩa với sung sức, với mới, với những phát hiện, với sự bung phá, với tươi non câu chữ vân vân, nhưng trẻ còn là sự chuyển tiếp, sự xuất hiện những thế hệ kế tiếp để nền văn học ấy chuyển động một cách không đứt quãng, mang yếu tố liên tục, bền vững.
Miền Trung - Tây Nguyên nơi tôi đang sống cũng có sự chuyển động đáng mừng ấy, dù không phải lúc nào nó cũng "lưu thủy hành vân" như một làn điệu nhạc cung đình nổi tiếng xứ này.
Ai bảo Nguyễn Khắc Thạch, Hồng Nhu, Tô Nhuận Vĩ, Nguyễn Khắc Phê, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Phủ Ngọc Tường... ở Huế, Thái Bá Lợi ở Đà Nẵng, Thanh Thảo ở Quảng Ngãi... là không trẻ dù các ông bà đến nay đều đã trên sáu chục. Họ làm nên một thế hệ vàng của miền Trung, sau những Phan Tứ, Nguyên Ngọc, Giang Nam ... Cách đấy một tí về tuổi là Trần Thùy Mai, Ngô Minh, Phạm Nguyên Tường, Phạm Đương, Nguyễn Thanh Mừng, Trần Thị Huyền Trang, Huỳnh Thạch Thảo, Trần Chấn Uy, Hoàng Nhật Tuyên, Lê Khánh Mai, Hương Đình, Thu Loan, Tạ Văn Sĩ... Tiếp ngay sau đấy là Trần Tuấn, Hải Trung, Phan Bùi Bảo Thy, Mai Thìn, Lê Hoài Lương, Lê Vĩnh Tài, Đinh Thị Như Thúy... và bây giờ là một lớp trẻ, rất trẻ đang xuất hiện như Hoàng Đăng Khoa, Hoàng Thụy Anh (Quảng Bình), Lê Như Tâm (Quảng Trị), Nhụy Nguyên, Bạch Diệp, Đông Hà, Lê Vĩnh Thái, Lê Tấn Quỳnh, Phạm Phú Uyên Châu (tức Megi Phạm, người vừa liên tiếp xuất bản hai cuốn tiểu thuyết)... (Huế), Nguyễn Thị Anh Đào, Ca Dao (Đà Nẵng), Đỗ Thượng Thế (Quảng Nam), Đào Thị Quý Thanh, Nguyễn Trần Thiên Lộc (Bình Định), Nguyễn Thị Hậu, Đào Tấn Trực, Phương Trà (Phú Yên), Lê Đức Quang, Lam Hạnh (Khánh Hòa), Niê Thanh Mai, H'trem Knul (Đắc Lắc), Hoàng Thanh Hương, Ngô Thị Thanh Vân, miên di, Lê Vi Thủy (Gia Lai), Hồng Thủy Tiên, Y Việt Sa (Kon Tum)...
Đã có khá nhiều hội thảo, nhiều bài nghiên cứu để cố gắng tìm ra, vậy văn chương miền Trung Tây Nguyên nó khác các vùng miền khác như thế nào? Hoặc là khu biệt hơn nữa: "Thơ Huế trong dòng chảy thơ Việt", "Văn học Gia Lai hôm nay", "Văn xuôi Đà Nẵng đương đại" vân vân nhưng nghe chừng đều chưa có sự thỏa đáng. Có người đưa ra nhận xét, miền Nam mạnh về báo, miền Bắc mạnh về văn và miền Trung mạnh về thơ. Nhưng thực tế thì nhìn vào danh sách mà tôi liệt kê một cách chủ quan trên thì thấy các nhà văn miền Trung nhiều người cũng rất nổi tiếng, và các nhà báo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, đa phần là người miền Trung, đặc biệt là những người cầm trịch các tờ báo.
Cũng có những so sánh các tác giả ở miền núi phía Bắc với các nhà văn Tây Nguyên. Chả cần đi sâu cũng thấy ngay là ở phía bắc vượt trội hơn hẳn. Các nhà văn là người dân tộc thì có Y Phương, Lò Ngân Sủn, Mã A Lềnh, Pờ Sảo Mìn, Cao Duy Sơn, Dương Thuấn... đối với những Y Điêng, Linh Nga Nie K'dăm, Kim Nhất, Nay Nô... các nhà văn người Kinh sinh sống ở đấy thì có Trần Hùng, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa... để sánh với Thu Loan, Tạ Văn Sĩ, Phạm Doanh, Nguyễn Hoàng Thu, Văn Thảnh, Huỳnh Trung Hiếu... Chưa nói và hoàn toàn không dám nói, dám so sánh đánh giá sự hay dở, nhưng có 2 yếu tố khiến miền núi phía bắc vượt trội là số lượng và bản sắc. Bản sắc miền núi phía bắc trong Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Trần Hùng, Đỗ Thị Tấc nó đậm đặc hơn hẳn trong những Nguyễn Hoàng Thu, Tạ Văn Sĩ, Hương Đình, Thu Loan. Nhà thơ Y Phương vừa tung ra một loạt tản văn phong tục chỉ về cái làng của ông thôi mà thấy ngạt ngào phong vị của cả sự tài hoa và bản sắc.
Cách lý giải có nhiều, tôi tạm đưa ra cách dễ thấy nhất, ấy là các dân tộc miền núi phía bắc đã có chữ viết từ rất lâu đời, chế độ xã hội cũng cao hơn khi đã có giai cấp, có nhà nước. Các nhà văn người Kinh cũng đã sống ở đấy lâu hơn, có người đã vài thế hệ. Các nhà văn ở Tây Nguyên, nếu là người dân tộc bản địa thì đều là trưởng thành ở miền Bắc, sau giải phóng năm 75 mới về quê, các nhà văn người Kinh thì cũng phần lớn là lên lập nghiệp ở đây chưa quá một thế hệ, phần lớn là vài ba chục năm. Và vì thế, niềm tin vào lớp nhà văn trẻ hiện nay vừa là sự đương nhiên, vừa là không thể khác.
Miền Trung Tây Nguyên khắc nghiệt về địa hình, về thời tiết khí hậu và cả về phong thủy văn chương. Người làm văn chương ở đấy phải vượt qua nhiều cám dỗ hơn, nhiều khó khăn hơn, những khó khăn do trời, do người và do mình. Mỗi thế hệ có một cách lập ngôn, một giọng điệu, và càng trẻ, càng về sau, độ vang, sự táo bạo, cách tự chủ... càng rõ rệt hơn... Nó được quy định bởi tài năng, sự dấn thân, vào sự chín muồi của thế hệ, của đội ngũ, vào cả sự đào tạo, khách quan và chủ quan, vào ý thức thế hệ và ý thức tự chủ...
Nói gọn riêng ở Tây Nguyên, đến giờ này không thể nói là không có thành tựu, nhưng nó như thế nào và cụ thể ra làm sao thì vẫn chưa rõ rệt. Một đội ngũ trẻ và hùng hậu, nhiều người lấp lánh trên văn đàn, nổi bật lên trong những cây bút cùng thế hệ như Lê Vĩnh Tài, Nguyên Hương, Đinh Thị Như Thúy, Niê Thanh Mai, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Toàn, Hoàng Thanh Hương, Ngô Thị Thanh Vân, Vi Thủy, miên di... nhưng vẫn cứ thấy có một điều gì đấy thiêu thiếu, mong mỏng, phải chăng đấy là dấu ấn vùng đất, như Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa... từng có với vùng đất cực bắc Tổ Quốc...
Như thế, nhìn từ góc độ chủ thể sáng tạo, chúng ta vừa có thể hy vọng lại vừa phập phồng chờ đợi. Những cây bút trẻ Tây Nguyên mà tôi biết hôm nay, họ vừa bươn chải kiếm sống vừa đam mê văn chương. Kiếm sống quyết liệt chứ không như thế hệ trước đó co chân ngồi chờ bao cấp. Sự quyết liệt ấy ăn cả vào những trang văn của họ, nhưng cũng đồng nghĩa họ không thể, dù rất muốn, toàn tâm toàn ý cho văn chương. Nếu là người dân tộc thiểu số thì ngoài tư chất nhà văn, họ còn phải có một vốn tiếng Việt rất giỏi, có như thế mới chuyển hóa những ý tưởng của họ thành những lung linh ảo hoặc trang văn, thành những số phận, cuộc đời, những khoảnh khắc mưng mở của cảm xúc... Nếu viết bằng tiếng mẹ đẻ thì họ bị cái rào cản xuất bản và người đọc. Còn các nhà văn người Kinh thì chính là cái vốn sống mà họ cần phải có để viết Tây Nguyên cho nó ra Tây Nguyên, nó không bị một thứ Tây Nguyên giả cầy, lơ lớ, Tây Nguyên do họ nghĩ ra chứ không phải như nó vốn có, tất nhiên tôi hiểu, văn chương là trình bày cái mình nghĩ chứ không phải cái mình thấy. Nhưng trước khi nghĩ, nhà văn phải thấy một cách chính xác đã... Tất cả đều phải cần sự dấn thân, hết mình chứ không thể chỉ là "cuộc chơi".
Một cách khắt khe, có người cho rằng khoảng cách giữa các thế hệ nhà văn Miền trung Tây Nguyên vẫn đang là sự hụt hẫng, có thể vì ở đây đã từng có nhiều "cây cao bóng cả" nên để vượt lên và tạo tán xây đỉnh là việc cực khó mà người trẻ phải vượt qua một cách đầy khó khăn và bền bỉ. Sự phân tán trong cố gắng quy tụ, trong một đội hình vừa không đông vừa chưa mấy dấu ấn... Nhưng tôi thì tôi tin rằng lớp trẻ Miền Trung Tây Nguyên đã tạo cho mình một gương mặt mới, một cách xưng danh mới, để vừa, không bị khuất lấp mà vẫn có dấu ấn trong khi các nhà văn lớp trước vẫn đầy trẻ trung song hành. Văn trẻ Miền Trung Tây Nguyên đang tìm dòng và cách thể hiện với mong muốn về những điều khác biệt, hoặc cách thể hiện hướng dần đến sự khác biệt, với những kỳ vọng khác biệt hơn cộng với sự nhọc nhằn hơn để thể hiện và khẳng định mình.
Tất nhiên, phía trước vẫn là... phía trước.
VĂN CÔNG HÙNG
2 nhận xét:
Sâu sắc một một góc nhìn ( Bài viết)
Thơ hè tiêng tiếc chưa quên được người...
vào blog của ông, còm nhặng lên nó cứ trượt ra ngoài, tức điên
cái vụ nhà thơ dân tộc có vd về tiếng nói và người đọc, còn nhà văn Kinh khó về vốn sống dân tộc, cũng giống xuất bản văn chương Việt ra nước ngoài lắm. Xưa cụ Nông Quốc Chấn than thở "ko có chữ thì ko có văn hoá", nhưng chữ có cũng vẫn còn rào cản.
Nhiều chuyện để tán nhỉ
Đăng nhận xét