Những gương mặt khả ái
trong Hội nghị viết văn Trẻ toàn quốc VIII
Phóng sự ảnh của NHỤY NGUYÊN
Nhà thơ Hữu Thỉnh và các cây viết trẻ trước Nhà Lán Bác Hồ |
Meggie Phạm và Y Việt Sa |
Ảnh 2: Meggie Phạm và Y Việt Sa. Meggie là tên một nhân vật trong tác phẩm Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Uyên Châu đã mượn ghép với họ của cha mình (Phạm Phú Phong) để thành một bút danh rất Tây: Meggie Phạm. “Ghi” được Nxb Trẻ in 2 tiểu thuyết: Hoàng tử và em, Giám đốc và em, và hiện cô đang viết cuốn thứ 3. Ghi thật hân hạnh được Gs Phong Lê khen ngợi; Gs Hồ Ngọc Đại mừng chảy nước mắt khi nghe tham luận của Ghi, còn nhà văn Phạm Trung Khâu thì trích đến nửa trang vào bài nói chuyện của mình ở buổi bế mạc.
miên di |
Ảnh 3: Miên di là chủ quán Ngói Nâu ở Pleiku, vừa làm thơ, viết truyện ngắn kiêm phê bình. Ngay sau Hội nghị kết thúc, sáng 12.9 miên di đã tới diện kiến bác Tô Hoài, “báo cáo” về bản thảo Tân dế mèn phiêu lưu ký đã hoàn thành bước một. Miên di hiểu theo tiếng Hán là cuộc đi dài, ngụ ý con đường văn chương vô vàn chông gai và dường như không có đích; hay như trong suy nghĩ của Hoàng Chiến Thắng tại buổi tọa đàm thơ, ấy là hành trình lửa. Được bầu chọn là gương mặt nam tính nhất Hội nghị lần này, miên di còn được các fan nữ đặt cho biệt danh thật mỹ miều: menly - xem như một neologism trong Anh ngữ.
Trần Quỳnh Nga
Ảnh 4: Trần Quỳnh Nga hiện là biên tập viên văn xuôi của Tạp chí Hồng Lĩnh. Từng nhận giải thưởng của Hội Liên hiệp toàn quốc, Nga viết đều cả truyện ngắn và tiểu thuyết; là niềm hy vọng lớn cho văn học Hà Tĩnh.
Tuệ Nguyên
Ảnh 5: Tuệ Nguyên “một nhà thơ trẻ dám dấn thân để lục tìm chất men sáng tạo ở những vùng đất mới với khát vọng cứu rỗi sự nhàm chán trong thi ca” (Tc Sông Hương). Một trong ba tập thơ lọt vào chung khảo giải thơ Bách Việt năm 2009, Những giấc mơ đa chiều của Tuệ Nguyên là chuyến di thê vô định vào không gian văn hóa Chăm. Trong suốt những ngày từ Hà Nội lên Tuyên Quang, Tuệ Nguyên vẫn vấn trên đầu chiếc khăn truyền thống của dân tộc mình. Cuộc tọa đàm “Thơ trẻ - dòng chảy và công chúng”, Tuệ Nguyên lại nói về… rác. Theo cách hiểu của Tuệ Nguyên, ngay đến một chiếc lá úa tàn cũng là nguồn sống cho thực thể khác; cúi xuống để nhận diện nó, chính là thơ. Tuệ Nguyên thường vật vờ bên lề Hội nghị như mất một vật quý mà không muốn tìm lại, không muốn nhớ, bởi vậy đôi mắt của Nguyên như hút hết nỗi buồn nhân thế.
Phan Tuấn Anh |
Ảnh 6: Phan Tuấn Anh sinh năm 1985, hiện là giảng viên Đh Sư Phạm Huế. Anh bảo vệ xong Thạc sĩ từ năm 2009 và chuyển tiếp qua làm Tiến sĩ về “Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết G.G.Marquez ở Hà Nội. Những bài lý luận phê bình của Tuấn Anh đăng ở các tạp chí Sông Hương, Nhà văn, Khoa học và giáo dục, Khoa học, Châu Mỹ ngày nay, Văn học nước ngoài v.v đều được đánh giá cao. Bút danh Fan Anh là tác giả của tập thơ Người ngủ muộn; dấm dú mãi, rốt cuộc cũng tặng một vài đồng nghiệp. Câu đầu tiên mà người nhận thơ thốt ra là: “Ủa, thế ra Tuấn Anh còn làm thơ nữa à?”.
Lục Mạnh Cường
Ảnh 7: Nhắc đến Lục Mạnh Cường có thể không nhiều người biết, nhưng xin thưa Cường đã 2 lần nhận giải nhì của Nxb Kim Đồng trong các cuộc thi sáng tác truyện ngắn cho thiếu nhi với Seo may và Trở về. Cường quê ở Cao nguyên đá Đồng Văn, nhưng nhà anh cũng cách xa chốn thần tiên đó gần hai trăm cây số, vậy nên ai muốn Cường dẫn lên Đồng Văn thì phải hẹn trước để Cường viết đơn xin nhà trường nghỉ phép…
Phong Lan
Ảnh 8: Phong Lan làm thơ viết truyện song tại Hội nghị lại với tư cách phóng viên của vanvn.net. Lan hòa vào dòng viết trẻ đến khó phân biệt. Ở Lan có một nỗi buồn. Ừ, ai chẳng có nỗi buồn, nhiều là đằng khác. Vậy sao nỗi buồn của Lan như hương một loài hoa rừng về phố, cứ phảng phất thơm về miền tịch liêu cô vắng...
Nhà thơ Văn Công Hùng
Ảnh 9: Và... gương mặt “trẻ” Văn Công Hùng. Anh được Ban chấp hành Hội giao nhiệm vụ dẫn đầu đoàn văn trẻ miền Trung - Tây Nguyên. Đoàn lên đến Tượng đài chiến thắng sông Lô vào khoảng 3h chiều, nắng như thiêu. Đoàn người đang nhốn nháo chợt vang lên Sông Lô chiều cuối năm bắt gặp một câu thơ... ai bỏ quên giữa dòng từ di động của Văn Công Hùng. Trên lưng chừng ngắm sông Lô hùng vỹ, nghe câu hát về chính nó lòng ai chợt ngưng lại, chùng xuống trang nghiêm và xúc động...
Văn Công Hùng - ngôi sao đã sáng đang sáng và sẽ còn sáng ở miền tương lai - miền sản sinh ra những cây viết trẻ trong Hội nghị lần này (Đoạn này đừng tin Nhụy Nguyên- VCH).
---------------------
NHỤY NGUYÊN (nhuynguyentns@gmail.com)
Tạp chí Sông Hương, 9 Phạm Hồng Thái - Huế. Tel: 0978 306 737
13 nhận xét:
Toàn những gương mặt oách. Đặc biệt nhất là gương mặt của gã hói đầu nhà văn trẻ VCH. Cứ thế này thì gương mặt ấy, con người ấy còn trẻ mãi. Sướng.
Cái ảnh số 9. Em hay để ý tai người khác. Vì tai em bé mà. Hóa ra tai bác to phết nhỉ! Mà bác có tham gia hoạn con gì đấy à? Cứ khi nào có chuyện hoạn xẻo gì gì là em lại nhớ đến cái tiểu thuyết Quy luật của muôn đời. Cái ông Batsana trong tiểu thuyết ấy rất thương con vật có cái có thể hoạn đi được đấy. Em cũng có cái có thể hoạn được nên em kinh chuyện đấy lắm.
Các nhà văn bất kể trẻ hay già đều đến từ miền tài năng, đến từ tương lai và đến từ bàn phím. Riêng ba VCH còn đến thêm từ miền sao sáng:
"Một ông sao sáng, hai ông sáng sao...trên trời cao"...
"ghép với họ của cha mình (Phạm Phú Phong)"
Bệnh COCC
Chẳng lẽ Meggie Phạm lại ghép với họ của...ông hàng xóm, để tránh COCC?
Đơn giản là ghép với họ của mình, việc gì đưa Phạm Phú Phong ra
Những gương mặt này liệu có để lại gì cho văn chương Việt hay lại giống như một gánh Sơn Đông mãi võ ồn ào
Thắc mắc:
-Hồ Ngọc Đại cũng là nhà văn?
-"Maggie Phạm" mà nghe rất tây ư?
-Những gương mặt này là tương lai của văn học nước nhà?
-Một tham luận sáo sến như thế mà gs cũng chảy nước mắt, chắc là gs thất vọng quá?....
Về nền văn học nước nhà:
"Nghĩ đến tương lai trào nước mắt
Nhìn về quá khứ toát mồ hôi"
Thật tuyệt khi các bác văn nghệ sĩ lại có những đợt kết hợp , giao lưu vui như thế này . Sẽ có nhiều tác phẩm để đời sau mỗi chuyến đi.
COCC là cụm từ có ý gì "bạn" có hiểu không? PPP chứ có Phải HCM đâu mà...hi hi
Các bác "tám" wa! PPP là 1 tay nào đấy, mặc kệ nó, cơn chi cứ day đi day lại cho mệt người nhể. Tóm lại bài viết này chỉ giành cho người trong cuộc đọc chứ ko phải để cho công chúng đọc(vì có đọc cũng đếch biết Meggie Phạm hay PPP là ai...)
Sao khong thay mat cua Nhuy Nguyen vay anh Hung?
Đăng nhận xét