Hạ Long thì mình đã đến mấy lần, nhưng Bái Tử Long thì là lần đầu. Nhà thơ Trần Nhuận Minh, thổ công của Quảng Ninh giải thích cho mình Bái tức là vái, đơn giản thế, mình cứ tưởng Bái là 1 từ Hán cao siêu nào đó. Vái con rồng con, hoặc là con rồng con vái,
Vấn đề là giữa hàng trăm hòn đảo giữa vịnh Bái Tử Long ấy có một đảo gọi là đảo Bánh sữa với một lão "chúa đảo" tên Đỗ Tờ. Lão này là Cựu chiến binh, một cựu chiến binh mang nguyên nét lính vào thương trường, và... đánh trăm trận trăm thắng. Ông gọi những nhà văn bọn mình là đồng đội, bởi ông quan niệm, mặt trận bây giờ văn hóa phải xông lên hàng đầu. Từ hai bàn tay trắng, ông biến đảo Bánh Sữa thuộc xã bản Sen, huyện Vân Đồn thành một ngư trường nuôi nhuyễn thể cao cấp và không hề ảnh hưởng môi trường vì nhuyễn thể, cụ thể là tu hài, không phải cho ăn mà lại nhanh lớn và thu lợi cũng nhanh. Tất nhiên nó cũng phải khó đến như thế nào để không phải ai cũng có thể đầu tư vào được, cũng có thể làm được, phải đến khi anh chàng cựu chiến binh Đỗ Tờ này đấu thầu nguyên cả cái đảo với mênh mông mặt nước vịnh nữa thì nó mới trở thành đặc sản của Bái Tử Long.
Trên đường ra đảo Bánh sữa, mình lái tàu mà cũng có tivi quay, oách thật he he...
Ngỗng bơi trên biển, có thể gọi là ngỗng nước... mặn
Chúa đảo Đỗ Tờ đấy
Một góc bè nuôi Tu hài
Chộp ảnh một số nhà văn trên tàu:
Lê Quang Trang
Nguyễn Hoa
Vũ Hồng
Trần Nhuận Minh
Đỗ Hàn và Nguyễn Trí Huân
Lê Toán, Lê Quang Trang, PHan Trọng Thưởng, Hữu Thỉnh, Trần Nhuận Minh, Võ Thị Xuân Hà
Phan Trọng Thưởng, Hữu Thỉnh
Võ Thị Xuân Hà
Trung Trung Đỉnh
Khuất Quang Thụy và chị Hoàng Tuyên, người biết tất cả mọi chuyện ở hội Nhà Văn vì chị làm ở ban sáng tác- Hội viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét