Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

CỒNG CHIÊNG, KHÔNG CÓ LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG

Mình đã có nhiều lần viết về chuyện này rồi, nói nhiều bảo... thù dai. Nhưng hôm nay đọc bài của Khắc Dũng trên báo LĐ, về việc tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ hội văn hóa cồng chiêng tại huyện Đạ Tẻh, thấy cần... ngứa miệng phát nữa.
Trong bài báo này Khắc Dũng cũng đã phân tích rất thấu đáo rằng, "cồng chiêng với tư cách là một dạng văn hoá vật thể và phi vật thể cụ thể của các tộc người thiểu số Tây Nguyên, trong đó có cồng chiêng của người Cơ ho và người Mạ của Lâm Đồng, chỉ là một trong những nguyên tố cấu thành không gian nói trên. Thế nhưng, hầu hết các lễ hội văn hoá cồng chiêng Lâm Đồng đều lấy sinh hoạt cồng chiêng làm trung tâm của mọi hoạt động".
Chả cứ Lâm Đồng đâu Dũng ơi, cả nước họ tổ chức lễ hội cồng chiêng đấy, họ thi thố, họ liên hoan, họ tuyên truyền bảo tồn, họ nêu cao bản sắc, nhưng có mấy cái "bản sắc" tối thiểu thì họ lơ, ấy là:
- Cồng chiêng chỉ là một thành tố của một hoạt động hội hoặc lễ nào đó chứ không có chuyện tự nhiên họ mang cồng chiêng ra chơi như một lễ hội để các bác người Kinh bắt họ lên sân khấu thi rồi các bác gật gù ngồi ở dưới... chấm điểm. (nó cũng như ăn trâu chỉ là một thành tố của hội nào đó, giờ ta cứ nhoen nhoẻn "Lễ hội đâm trâu" rồi bày con trâu ra đâm phụt phát, bảo là bảo tồn, thực ra làm nhiều người khiếp, bảo là man rợ, nhưng nếu là cuộc ăn trâu ấy nó được hiểu đúng nghĩa là dâng hiến cho thần linh thì ý nghĩa nó lại khác).
- Không phải lúc nào thấy sướng là lôi chiêng ra mà chơi được, nó phải có những thủ tục nghi lễ, và có từng bài chiêng cho từng nghi lễ. Các ông người Kinh ta chả hiểu gì, cứ thấy bùng beng bùng beng nghe bùng lỗ tai và bảo là nó... giống nhau. Có bác vác chiêng Atau vào lễ cưới và ngược lại. Atau là chiêng đám ma, nó khác với chiêng cơm mới, và lại càng khác xa chiêng ăn trâu... Mới rồi nghe nói ở Kon Tum có một đám cưới con của một bác nguyên quan chức văn hóa người Kinh, để cho "bản sắc" vác chiêng vào đánh, và nghe một nhạc sĩ bảo nó cũng lộn cả chiêng  atau vào, huhu...
- Không phải bạ đâu cũng vác chiêng ra mà "tấu" được (tấu là cách người ta hay gọi, hay bảo đồng bào đánh chiêng, ví dụ một ông cán bộ văn hóa người Kinh quát nghệ nhân "Tấu lên, tấu nhanh lên" trong festival cồng chiêng Gia Lai dạo nào). Nó phải có không gian, có lý có lẽ của nó. Thậm chí muốn hạ chiêng người ta còn phải làm lễ. Ngành văn hóa của ta cứ ào ào, sướng là xui bà con làm "lễ hội cồng chiêng", ngồi họp bàn địa điểm "tấu chiêng" toàn là các bác người Kinh, toàn tính làm ở chỗ nào để du lịch phát triển, đông người đến xem (để thu tiền), lãnh đạo thuận tiện đến để phát biểu, nỏ cần biết, cần thấy nghệ nhân chiêng chân trần đóng khố xoay mòng mòng giữa phố nó phản cảm đến như thế nào...
vưn vưn và vưn vưn, để rồi cuối năm bình bầu mười sự kiện, thể nào cũng có: Liên hoan văn hóa cồng chiêng đã thành công rực rỡ, đã bảo tồn rất tốt, phát huy rất tốt, làm rất đúng nghị quyết về văn hóa...

NHƯNG, ĐỂ ĐƯỢC GÌ...
Thôi nỏ nói nữa.

15 nhận xét:

Võ Công Phúc nói...

Gửi bác Văn!
Em hoàn toàn nhất trí với bác. Và, em cũng rất dị ứng với việc sân khấu hóa hoạt động diễn tấu cồng chiêng, thấy nó kệch cỡm thế nào ấy. Không phải ngẫu nhiên mà UNESCO họ công nhận KHÔNG GIAN VAN HOA CONG CHIÊNG chu không phai là LE HOI CONG CHIÊNG. Vậy nên để bảo tồn nó là bảo tồn những hoạt động lễ hội của đồng bào DTTS...
Hoan hô nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên đã lên tiếng. He he...

Văn Công Hùng nói...

@ Võ Công Phúc:
-----------
Và anh cũng nhất trí với chú.

bimbim nói...

Các bác phải lên tiếng nhiều hơn nữa về các lễ hội bịa đặt vô văn hoá đang diễn ra ngày càng nhiều.
Nhiều nhà báo cũng ăn theo các lễ hội phản văn hoá này,thật xấu hổ.
Ví dụ: Vừa rồi TV đưa lễ hội đâm trâu bịa đặt rất dã man,thế mà có rước cả ảnh Hồ Chủ Tịch trong lễ hội này; rồi phóng viên cũng phỏng vấn khách du lịch nước ngoài,buộc người ta phải "nói theo cách của mình".

Văn Công Hùng nói...

@ Bimbim:
-----------
cái chính là các nhà báo, đặc biệt là số trẻ, nhiều khi cũng chả hiểu biết, cứ thấy có... lễ hội là ca ngợi, cứ thấy nhà nước làm là được bảo đảm.

123 nói...

Hi ! Hung !
Hôm cồng chiêng 2 năm trước (2009) chánh quyền có hứa 02 năm tổ chức một lần nhung năm nay 2011 chắc không tổ chức nổi vì anh "lạm phát" nổi lên làm điêu đứng hết tháy. nếu có lễ hội cồng chiêng hoành tráng nhứ 02 trước thì những lễ hội tép riu như vậy làm sao có đất dụng võ ...
hì hì ...

ảo vọng nói...

Tóm lại là thời buổi bây chừ, kẻ ít cảm thụ về văn hóa lại đang đóng vai trò điều khiển văn hóa, nên chuyện " treo đầu dê bán thịt chó", hoặc "múa rìu qua mắt thợ" nghiễm nhiên hoành hành. Buồn cho văn hóa cồng chiêng nói riêng, mà cũng rầu cho cả nền văn hóa nước nhà nói chung nữa !

Văn Công Hùng nói...

@ 123:
---------------
Đang cố gắng để tổ chức tiếp đấy bạn ạ.

Văn Công Hùng nói...

@ Ảo vọng:
---------
Là bạn nói đấy nhé...

ảo vọng nói...

Ấy ấy, bác Hùng ơi, anh em mình tám với nhau cho vui thôi mà. Đừng gài tôi theo kiểu ném vài cái bao cao su xuống gầm giường như vụ CHHV nhé ! Hehe...

LVT nói...

"Trong bài báo này Khắc Dũng cũng đã phân tích rất thấu đáo rằng, "cồng chiêng với tư cách là một dạng văn hoá vật thể và phi vật thể..." Nói thế thấu đáo thế nào được? "Vật thể và phi vật thể" là cụm từ vô nghĩa. Không gian văn hóa cồng chiêng mới là di sản văn hóa phi vật thể. Còn cồng chiêng, cụ thể nó đúc bằng đồng (matter of fact), thì không thể "phi vật thể" được. Và sau này nếu anh có quyền xếp hạng, phải xếp nó (cồng chiêng) vào văn hóa vật thể, như cái rìu đá của thời đại đồ đá đấy anh trai ạ. Đại loại thế

Đoàn nam Sinh nói...

Không bàn về chuyện này thì bàn chuyện gì ? LVT@ nói làm mình ngứa tay quá. Số là ông Viện trưởng lùn Mã tử biến hóa thế nào mà bản dịch ..."văn hóa cồng chiêng" từ ..."cing gong's culture" còn độc chữ gong là cồng. Thế thì ching- chiêng bằng hay mã la bị lờ đi hay vứt xó. Hỏi ông Bộ trưởng lúc ấy cũng i tờ. Hu hu !
Người ta dùng từ không gian, không chỉ khu trú vào đêm, lửa, nhà sàn, nhà rông,...hay múa, hát,...mà lá cả một vùng rộng lớn xuyên lãnh thổ, một bề dài xuyên thiên niên kỷ và một bề dày cộng gộp nhiều nền văn hóa lâu bền,...
Ai đó sân khấu hóa, đường phố hóa cũng không sao, nếu hiểu và cảm được rằng thực chất là cái kia, thế kia cứ không phải là cái này, thế này. Cái "này" là do thiếu thốn về tất cả mà ra.
Lễ hội, bây giờ là một thứ bệnh nhai lại, bắt chước cách nuốt lửa của đám ảo thuật dỏm về ngữ nghĩa, lưu ý rằng ngữ là lời sàm, thường đàm, kể cả lóng và thô tục.
Mua chiêng, tập chiêng để làm gì khi các bậc tôn đức hầu hạ Chúa/Phật...muốn nó biến đi, khi lễ nghi của tộc đa số cũng muốn nó tự diễn biến theo hướng mai một ?
Có lẽ những việc làm vô tâm vô hồn đó cũng cố tình làm phai nhạt hồn cốt của cồng chiêng.
Chắc còn phải nói thêm, về sau.

Văn Công Hùng nói...

@ Ảo vọng:
--------------
Mình chưa bao giờ phải dùng cái món ấy, mà nếu có dùng thì cũng... vất luôn, chả giữ lại làm gì để cho ai mượn làm tang chứng, hehe...

Văn Công Hùng nói...

@ LVT:
--------------
Chú cho li quá, vớn đề là, mình không lợi dụng nó, cồng chiêng ấy, để mưu việc nhớn...

Văn Công Hùng nói...

@ Đoàn Nam Sinh:
---------------
Nay sức: Điều ông ĐNS sang làm bộ trưởng bộ ching cheeng...
Các cấp chuẩn y thực hiện.

Đoàn nam Sinh nói...

Trong các cuộc "phản kích tự vệ chiến" trên cao nguyên trước Phốp, Dựt và Mẽo, chỉ Hậu cần mới có vinh dự được phong là Bộ Chiêng-ché-Xà gạc. Cám ơn VCH, EM xin chạy chỗ lên trên cũng vì tài hèn đức kém, ngu lâu khó đào tạo...vơn vơn.