Những dòng và ảnh dưới đây cop từ báo Pháp luật Thành phố HCM, ngay lúc toà đang xử kín:
Xử kín hiệu trưởng mua dâm tại Hà Giang: Ngăn đường vào tòa, "cấm cổng" báo chí
(PLO)- Sáng 10-3-2011, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã mở phiên tòa xử kín bị cáo Sầm Đức Xương (nguyên hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang) về tội mua dâm người chưa thành niên và hai cựu học sinh trường này là Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy về tội môi giới mại dâm.
- Tiếp tục xử kín vụ án hiệu trưởng mua dâm
- Vụ hiệu trưởng mua dâm học sinh ở Hà Giang: Các bị can bất ngờ từ chối luật sư
- Vụ hiệu trưởng mua dâm: Nữ sinh làm gì để "thoát hiểm"?
- Vụ hiệu trưởng mua dâm, hủy án sơ thẩm, điều tra lại
- Hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ vụ “Hiệu trưởng mua dâm”
- Xử vụ hiệu trưởng mua dâm học sinh: VKS đề nghị y án sơ thẩm
- Vụ hiệu trưởng mua dâm học sinh: “Tôi không còn khả năng... quan hệ tình dục”
- Vụ hiệu trưởng mua dâm học sinh: Nhiều quan chức bị tố mua dâm
- Xử phúc thẩm hiệu trưởng mua dâm học trò
- Nhiều quý ông bị tố trong vụ hiệu trưởng mua dâm nữ sinh
Từ sáng sớm, hai đầu đường dẫn vào Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã bị cảnh sát giao thông lập hàng rào phong tỏa khiến người dân không thể đi qua. Ngay cả những người có ý định vào làm việc với tòa cũng bị chặn.
Nhóm phóng viên đề nghị cho gặp người có thẩm quyền để làm việc thì một người trong khuôn viên tòa cho biết là bảo vệ nói: “Chánh án đi vắng, còn tòa hôm nay không làm việc”. Vì thế các phóng viên buộc phải đứng ở ngoài đường, không được vào trong khuôn viên tòa và cũng không gặp được bất kỳ người có thẩm quyền nào.
Trao đổi với báo chí, luật sư Triển cho rằng theo luật việc cấm đường phải có lệnh của cơ quan chức năng, trong khi vụ án này chỉ gói gọn thẩm quyền trong bốn bức tường của tòa án. Việc những người mặc thường phục ngăn cản luật sư và báo chí tác nghiệp mà không xuất trình bất kỳ giấy tờ nào cũng là điều rất vô lý.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin những diễn biến mới nhất của vụ án này.
Cảnh sát tư pháp cùng chó nghiệp vụ chặn cổng tòa án. Ảnh: THANH LƯU
Hàng chục phóng viên các cơ quan báo chí có mặt với để theo dõi thông tin về vụ án này từ bên ngoài phiên xử cũng bị ngăn cản vào tòa. Mặc dù xuất trình đầy đủ giấy tờ nhưng nhóm phóng viên đã bị một số người mặc thường phục, tự nhận mình là người bảo vệ an ninh trật tự chặn lại từ đầu đường. Khi được hỏi, những người này không xưng danh tính, chức vụ và không đưa ra lý do nào chính đáng. Khi bị chất vấn, một người trong số này nói: “Tôi không cần biết luật báo chí”.Phóng viên, luật sư không được vào trong phiên tòa mà không nhận được lời giải thích nào. Ảnh: THANH LƯU
Sau một lúc cự cãi, những người này đành nhượng bộ cho nhóm phóng viên vào đoạn đường trước cổng tòa. Tuy nhiên, cánh cổng lại bị khóa kín với một nhóm cảnh sát tư pháp phía trong đứng bảo vệ và có cả chó nghiệp vụ. Nhóm phóng viên đề nghị cho gặp người có thẩm quyền để làm việc thì một người trong khuôn viên tòa cho biết là bảo vệ nói: “Chánh án đi vắng, còn tòa hôm nay không làm việc”. Vì thế các phóng viên buộc phải đứng ở ngoài đường, không được vào trong khuôn viên tòa và cũng không gặp được bất kỳ người có thẩm quyền nào.
Người dân không được đi ngang qua con đường trước tòa án. Ảnh: THANH LƯU
Luật sư Trần Đình Triển (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), người bào chữa cho bị cáo Thúy trong những phiên tòa trước đó cũng không được vào làm việc mặc dù đã xuất trình giấy giới thiệu. Trao đổi với báo chí, luật sư Triển cho rằng theo luật việc cấm đường phải có lệnh của cơ quan chức năng, trong khi vụ án này chỉ gói gọn thẩm quyền trong bốn bức tường của tòa án. Việc những người mặc thường phục ngăn cản luật sư và báo chí tác nghiệp mà không xuất trình bất kỳ giấy tờ nào cũng là điều rất vô lý.
Cảnh sát giao thông lập hàng rào chặn hai đầu đường dẫn vào Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang. Ảnh: THANH LƯU
“Đây chỉ là một vụ xử kín mà cấm cả báo chí, luật sư lẫn người dân vào tòa thì không thể nào hiểu nổi. Trong khi đây là vụ án rất được dư luận quan tâm” - luật sư Triển bức xúc nói.Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin những diễn biến mới nhất của vụ án này.
THANH LƯU
5 nhận xét:
Phải chi mà gặp bác Văn thì bác xuất trình thẻ "Hội viên hội nhà văn Việt Nam" thì mấy chú ấy có mà răm rắp :D
“Tôi không cần biết luật báo chí”.
--->
Rất phản động! Cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch.
@ Trần Phan:
Đưa thẻ nhà văn có mà nó đuổi cho tóe khói.
Chắc đồng chí nói câu Tôi không cần biết luật báo chí không phải là công an đâu? Vì thế không việc gì phải đề cao cảnh giác cả?
Bài này tui viết trên log của Thanh Chung ,nay xin chép lại:
Hoan hô đồng chí thanh Chung
Bất bình nên phải phát khùng viết đơn,
Gởi hội ..Phụ nữ sắt son,
(Vì hội trung hậu ,lại còn đảm đang)
Đơn viết ,tố cáo chuyện làng,
Nhốt tù hai cháu Hà Giang oan tình,
Chuyện các cháu phải bán chinh,
Hiện đang nở rộ,lình xình Hà giang,
Bây chừ chuyện vỡ nhỡ nhàng,
Người bán tội,kẻ mua hàng thì không,
Thấy đời lắm chuyện bất công,
Nên Thanh Chung viết mong công lý về,
Hội phụ nữ,đã quyết thề,
Ép l..ên thật mạnh,chẳng hề lỏng tay,
Quan toà ,đành phải ngừng ngay,
Thả hai cháu gái,mà thay án ngồi,
Cả nước ,phào thở một hơi,
Ngơ ngác họ hỏi khách chơi đâu rồi ?
Khách chơi toàn những con trời,
Đã được xử kín,nên thôi làm phiền,
(Cấp này phải được ưu tiên ,
Lếu kỷ nuật hết,bầu thêm ..khó bầu)
Nhìn dòng nước chảy nông sâu,
Đố ai biết được ,về đâu ..nhân tình!
@ Lê Quang:
--------------
Bạn Lê Quang còm bằng thơ
hơ hơ hơ hở hờ hơ hơ hờ
chữ trinh đáng giá vạn tờ
bây giờ Tô lại giả vờ vô can
đằng nào cũng đã... không oan...
Đăng nhận xét