Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

THAY CHO QUẢNG CÁO

Mình đang bở hơi tai tổ chức một ngày "Thơ thị giác" ở Pleiku. Cả cơ quan mình tổ chức hai đêm thơ ở thị xã Ayun Pa và Tre xanh Plaza vào 2 đêm 14 và 15. Riêng mình cũng làm 2 "sô" là "Thơ thị giác" vào nguyên một ngày thứ 7, 19 tháng 2 tức 17 tháng giêng Tân Mão. Ngoài ra mình còn tổ chức một "sô" thơ trên truyền hình Gia Lai nữa, phát vào 9h15 phút sáng mai, 17/2, hehe, mọi người ủng hộ nhé.
Cái bài này là trả lời phỏng vấn em Thu Huế của báo Gia Lai đã in hôm kia, post lên để thay... quảng cáo.


Ngày thơ Việt Nam đang đến rất gần. Tại Gia Lai, người yêu thơ đang trông đợi để thưởng thức một ngày thơ với nhiều hoạt động phong phú, bổ ích, mà điểm nhấn sẽ là chương trình "Thơ thị giác"-chương trình lần đầu tiên được tổ chức với biết bao sự mới mẻ, sáng tạo để tôn vinh thơ. Xung quanh sự kiện này, Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Văn Công Hùng- Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai, người chịu trách nhiệm chính trong chương trình "Thơ thị giác".
        PV: Thưa nhà thơ Văn Công Hùng, chúng ta đang sống trong những ngày tháng Giêng tươi tắn mầm xanh, tươi tắn ước mơ và ấp ủ xiết bao nỗi niềm, cho thơ, cho đời. Như bao người yêu thơ khác, trong tôi bất chợt lại trào dâng những cảm xúc rất mới, về những ngày thơ đã qua...
-Nhà thơ Văn Công Hùng: Gia Lai cùng với cả nước đã tổ chức "Ngày thơ Việt Nam" đến 8 lần. Từ những bỡ ngỡ ban đầu ở cả phía người tổ chức và công chúng, đến nay nói chung mọi việc đã vào quy củ. Ở Gia lai có thể nói chúng ta đã tổ chức khá thành công các ngày thơ trước đó, đặc biệt là những lần đầu. Gần đây không phải không thành công nhưng quả thật nếu mà cứ làm như cũ mãi thì nó cũng nhàm. Thơ thì phải luôn luôn mới, bản chất của thơ là mới và thơ phải đồng hành cũng cái mới, dù đấy là thơ Đường, lục bát hay các thể thơ truyền thống gì đi nữa... Cái được lớn nhất của việc tổ chức các ngày thơ vừa qua là chúng ta đã làm cho công chúng hiểu biết thêm về thơ, quen đi với sự có mặt của sự kiện thơ này. Giữa bộn bề bao nhiêu công việc hôm nay, được như thế là quá quý rồi, các nhà thơ không thấy mình phải âm thầm lao động nữa, mà đã được cộng hưởng và xẻ chia.
        PV: Còn năm nay, ngày thơ trên cả nước nói chung, Gia Lai nói riêng được tổ chức như thế nào, thưa anh!
        -Nhà thơ Văn Công Hùng: Trên cả nước năm nay sẽ tổ chức rất hoành tráng với ba điểm nhấn là Hà Nội, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia tổ chức của Hội Nhà Văn và cấp uỷ chính quyền các tỉnh thành phố ấy. Ngoài ra thì tỉnh nào cũng tổ chức, và nhiều địa phương cấp huyện, thị xã thuộc tỉnh, thậm chí có cả mấy làng cũng tổ chức rất đầm ấm và quy mô.
        Còn ở Gia Lai năm nay Hội Văn học Nghệ thuật tổ chức ba chương trình thơ, gồm một đêm thơ ở thị xã Ayun Pa, một đêm ở Tre xanh Plaza và một ngày "Thơ thị giác" ở công viên Lý Tự Trọng.
        PV: "Thơ thị giác" là một cuộc sắp đặt thơ lần đầu tiên tại Gia Lai với biết bao sự mới mẻ, sáng tạo để tôn vinh thơ. Là người trực tiếp tổ chức chương trình, anh có thể "bật mí" đôi điều để người yêu thơ cũng như đông đảo người dân được biết, biết để đến với chương trình một nhiều hơn...
        -Nhà thơ Văn Công Hùng: Quả thật là khi nghĩ ra chương trình này chúng tôi cũng lo. Người ít, thời gian ngặt nghèo, kinh phí càng ít. Nhưng lãnh đạo hội đồng tình và chúng tôi bắt tay làm với sự tham gia rất nhiệt tình của vài nhà thơ trẻ và đặc biệt là các hoạ sĩ trẻ. Họ đã cùng chúng tôi lăn lộn mấy ngày đêm liền để ra sân thơ này, chỉ làm không công bằng sự đam mê nghệ thuật. Ngay lãnh đạo công ty Công trình đô thị và sở Thông tin Truyền thông cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi thực hiện.
Lần đầu tiên ở Gia Lai có một cuộc trình diễn thơ với nghệ thuật sắp đặt, ngôn ngữ thơ kết hợp với ngôn ngữ hội họa, chúng tôi tạm gọi là THƠ THỊ GIÁC.
Những cộng sự đắc lực của mình, các KTS và họa sĩ trẻ, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, nhân đây xin được tôn vinh họ
 
        Bên cạnh cách thưởng thức thơ truyền thống như đọc thơ bằng văn bản, nghe trình diễn trên sân khấu..., chúng ta thử một lần chiêm ngưỡng thơ từ một góc nhìn nhìn khác, cách nhìn khác. Chúng tôi muốn chúng ta cùng mở rộng biên độ tưởng tượng, mở rộng biên độ cảm xúc và cả không gian thơ. Và sẽ chẳng hạnh phúc nào lớn hơn với người sáng tác nếu tác phẩm được chiêm ngắm ở nhiều chiều, nhiều góc độ để thấy hết khả năng hàm chứa vi diệu và bùng nổ của nghệ thuật.
        Ở đấy là sự kết hợp giữa thơ và hội họa và tâm hồn những người thực hiện đầy ngẫu hứng trong cơn sáng tạo bột phát khi họ thể hiện thơ bằng bút pháp hội hoạ.
        Ở đấy tập hợp những câu thơ, bài thơ hay nhất của các nhà thơ Gia Lai, và những bức tranh hiện đại, những phóng bút tự do của các họa sĩ trẻ thể hiện nội dung thơ trên tất cả các vật liệu như giấy dó, giần sàng thúng mủng, nong nia xoong chậu, bê tông gang thép...
        Ở đó tấm lòng của những người làm nghệ thuật muốn hướng tới cái đẹp, cái cao cả của đời sống trong khả năng có thể là còn hạn hẹp của mình.
        Và ở đó, công chúng yêu thơ, các nhà thơ... cùng sống trong một không gian nghệ thuật, với thơ, với hội họa, và với nhau.
        Sân thơ này chỉ mở cửa đúng một ngày, từ 9h sáng thứ 7 ngày 19 tháng 2 và kết thúc lúc 17 giờ cùng ngày tại công viên Lý Tự Trọng- (sân chùa Hộ Quốc cũ).
        Qua báo Gia Lai chúng tôi xin mời tất cả công chúng yêu thơ, yêu nghệ thuật hãy đến với Ngày thơ Việt Nam, và đặc biệt là sân "Thơ thị giác" và chúng tôi coi đấy là sự động viên ấm áp nhất đối với mình.

        PV: Xin chân thành cảm ơn anh.

6 nhận xét:

Văn Thừa Mú nói...

Chà chà, chắc hoành tráng đây, Tiếc là khoa bị kẹt lây với trường.
Muốn lên nghếch lão Văn Hường,
Ngắm em thu Huế, nghía nường thu Loan...
Đọc thơ đã choáng choàng choàng,
Xem thơ sẽ rất bàng hoàng chớ chơi.
Thơ thị giác - Thơ thị giời,
Màu thơ hẳn lấm tấm lời thiệt hơn,

Thẩn thơ,
cạn kiệt nguồn cơn,
Giọng ngâm đưa sáo tiếng đờn quyện dây.
Một màu xanh một gợn mây,
Người chìm cuối biển người bay lưng trời.

Văn Công Hùng nói...

@ Văn Thừa Mú:

Xin chào bạn Văn Thừa Mú
Cái tên đọc đến gập ghềnh
Không như câu thơ phía dưới
Hình như lục bát, ơn giời

Có dịp mời bạn lên đây
Ta không còn lo... Thừa Mú
Tha hồ dung dăng dung dẻ
Ngắm các em thơm thật thơm

Bút Tâm nói...

trưa nay say thật là say
mò vào bờ lốc anh hùng xem tin
hồn thơ ngả ngớn, lim dim
ghi dăm ba chữ nổi chìm vu vơ
ngày thơ với lại ngày thơ
em say, say mãi đến giờ biết đâu?
thơ thơ phú phú bầu bầu
đầy đầy cạn cạn, xin hầu nhân duyên
Bút Tâm em vẫn nguyên nguyên
Một lòng có dịp mời anh ra.. ngoài này
nói thật, em đang rất say
đánh lung tung cả, chữ này chữ chi?
chữ tình là tính huyền tình
chữ duyên là chữ là dờ uyên duyên
chữ trời là thờ yên thiên
chữ hùng em cũng giống cùng tên anh
chữ mong cùng với chữ manh
còn lại chữ biết trong lành tâm như
anh ơi, em say đứ đừ
mong anh thông cảm, ậm ừ nơi em
.....

Văn Thừa Mú nói...

Vào Blog thấy bác họ Văn,
Thực lòng em rất lăn tăn.
Lái Nam là mu thừa ngắn,
Lái Bắc là Vú thừa măn.

Thơm thơm là thơm cái bụ
Hay là thơm đóc hở giời,
Ngắm răng nghe được mùi rứa,
Thì em cũng quyết lên chơi.

Tháng giêng còn sức còn chơi,
Nguyên tiêu cũng nhạt sắc trời...Nguyên tây,
Hội thơ hội vẽ hội bày,
Trò trám Đụ đị Hà Tây Lồng tồng.

Văn Công Hùng nói...

@ Bút Tâm:
Say được là tốt, mà say vẫn viết được comment còn tốt nữa. Mà comment bằng thơ khi say càng vé ry tốt, khe khe...

Văn Công Hùng nói...

@ Văn Thừa Mú:
Biết cả trò trám đụ đị, nể nể nể...