Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

CHUYỆN BÊN LỀ MỘT HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Cuộc hội thảo khá lớn với cái tên  cũng khá lớn là "Văn học, Nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam" do hội đồng lý luận VHNT TƯ tổ chức tại TP HCM trong 2 ngày 3 và 4/ 10/ 2015. Mình có một tham luận, và đã phát biểu tại hội thảo...


Không đọc lại, chủ yếu nói, nhưng có một số GSTS, một số người vẫn cầm nguyên bản giấy lên đọc, có người đọc lố thời gian bị chủ tọa rung chuông. Mình đi tay không lên mở đầu rằng, sự trơ lỳ nhân cách đang có cơ phát triển thành dịch. Bên cạnh tội ác thì trơ lỳ nhân cách là một thảm họa. Ví dụ như, cái sự cố đấm ăn xôi vừa xảy ra ở Quảng Nam trong việc cố bổ nhiệm cho bằng được ông giám đốc sở 30 tuổi con ông bí thư là sự chai lỳ ấy. Cái câu "sửa dép ruộng dưa" có lẽ đã không được cả 2 bố con ông này nhớ (biết) đến. Rồi sự học văn như rô bốt cũng là mầm mống của thảm họa vân vân. Chú em Lê Công Sơn ở báo Thanh Niên đã lấy câu Học văn như rô bốt thì lớn lên dễ vô cảm làm tít bài báo, và trong ngoặc kép cái câu "Sự chai lì nhân cách" của mình làm tiểu đề cho một đoạn báo.

Vấn đề là khá nhiều bác lên nói những điều rất cũ, như giải thích phương pháp sáng tác XHCN là gì, 3 chức năng của VHNT ra sao, cần nhấn mạnh chức năng giáo dục và chức năng nhận thức thế nào... nghe cứ ù hết cả tai...

Có 2 ý kiến đáng chú ý. Một là chị Ngô Ngọc Ngũ Long lên nói về Cánh đồng bất tận, rằng tại sao Nguyễn Ngọc Tư lại cho cái cô bé ấy hả hê hạnh phúc khi bị đến 5 thằng đàn ông hiếp dâm đến có bầu. Và 2 là bác Nguyễn Văn Lưu râu dài như nông dân với bộ quần áo nâu cũng rất nông dân lên nói về Miền hoang của Sương Nguyệt Minh. Bác nói rằng, tại sao lại có thể để nhân vật anh lính nói rằng có trốn được cũng không trốn, lại quay lại để khiêng thằng Lục Thum. Rồi là hành động của các nhân vật không thể hiện được là người lính cách mạng. Rồi là tục tĩu, sếch siếc... Tóm lại đây là một cuốn sách xấu. Mình ngồi nghe đến nửa chừng mới sực nhớ cần... quay clip, loay hoạy mở máy thì bác Lưu nói gần  xong. Nhiều người biết kiểu phê bình của bác Lưu này. Lần trước ở Tam Đảo, bác phát về luận văn của Đỗ Thị Thoan, mà rồi sóng gió ầm ầm nổi lên. Vấn đề là sau bác thì có một thiếu tướng quân đội phát biểu, ông này nói chưa đọc tác phẩm này, nhưng nghe bác Lưu nói thì phải... dè chừng, về sẽ đọc kỹ rồi có ý kiến. Nếu đúng như những gì bác Lưu nói thì không thể được vân vân...

Mình cũng thấy không thể được, là cái cách nói của bác Lưu.  Ông cắt lời nói ra khỏi ngữ cảnh, cắt hành vi ra khỏi tiến trình, để tố cáo đồng nghiệp. Ví dụ các nhân vật nó trao đổi với nhau thì ông lại cho rằng đấy là phát ngôn của tác giả. Ví dụ nhân vật là lính Pol Pot vô học mở miệng là nói tục thì ông lại bảo tác giả nói tục. Ví dụ ông bảo có điều kiện trốn sao anh lính không trốn đi. Trời ạ. Tân binh, lạc giữa rừng Miên, anh lính đã trốn đi, nhưng lần 1 thì lạc trong rừng, đói khát, nguy hiểm... anh đã phải quay trở lại. Nhưng lần 2 thì anh đã trốn thành công, trước khi trốn anh đã bò đến đâm chết Lục Thum. Bác Lưu lờ tịt lần trốn thứ 2, chỉ nhắc lần 1, rằng anh lính đã... phản bội tổ quốc, thỏa hiệp với địch...

Đại loại thế. Mình thấy không thể không lên tiếng nên hỏi bác Văn Chinh, bác bảo tớ cũng phát biểu. Mình bảo bác đăng ký đi, còn em thì khi BTC mời phát biểu thêm thì em sẽ lên. Sáng nay mình hỏi thì biết bác Văn Chinh đã đăng ký. Để chắc ăn, mình tìm bằng được bác Phan Trọng Thưởng (ngồi trên chủ tịch đoàn điều hành hội thảo) trong lúc giải lao, xin bác 5 phút, bác bố trí cho em 5 phút để em phát biểu...

Cuối cùng thì, không được phát biểu, huhu , vì lý do là hết thời gian...

Mình đã đọc bài của bác Lưu oánh Miền hoang trên báo Văn nghệ TP HCM. Kinh khủng. Sao bây giờ lại có những bài báo lạ kỳ như thế, vu vạ và tố cáo, cắt xén và đổ vấy... Cái phát biểu của bác Lưu chiều qua là nối dài thêm bài báo ấy...

Mình chưa biết nếu được nói 5' ấy trên diễn đàn sáng nay thì chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng mình đã rất uất ức, thấy mình bị coi như trẻ con, bị xúc phạm khi bóp méo một cuốn sách trước mắt mà không làm gì được, bởi cuốn sách nó hoàn toàn không phải thế. Trước đấy nhà thơ Inrasara cũng có nhắc đến cuốn này và bảo: theo tôi đây là một cuốn sách hay hiện nay. Trong hội trường cũng khá đông người có vẻ như... không nghe bác Lưu nói. Ông bạn Nguyễn Hòa báo ND thì... cũng đợi mình phát biểu, nhắn tin hỏi liên tục, kể cả khi... chủ tịch hội đồng đã lên đọc tổng kết, Hòa còn nhắc tin: Ơ, tèo à...

Thì lại chả tèo...

(cái máy tính dở chứng, gõ trực tiếp được 1 đoạn, đứng ngắc, lại phải tắt bắt buộc, rồi khởi động lại, mất, lại gõ lại... 3 lần như thế mất hứng mất, chữ nặng như chì...).


Báo Thanh Niên hôm nay




7 nhận xét:

Nặc danh nói...

Bác Hùng gõ vội "bổ nhiệm" chứ sau lại "ổ nhiệm" và Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) chứ không phải Nguyễn Thị Thoan, bác ạ !

Văn Công Hùng nói...

Ok cám ơn bạn, đúng là gõ vội, lại thêm cái máy cứ hay bị Plugin, lại thêm con chuột cũng tèo... nên nó bị thế. Tôi sửa rồi...

Nặc danh nói...

Đơn giản thế này bác Hùng à: Bảo cái ông Lưu ấy có giỏi thì hãy sáng tác đi(theo cái trình của ông ấy) đừng có làm vai đồ tể mãi. Dân Nghệ Tĩnh có câu "đó rách ngáng trộ" là thế. Buồn cho làng văn nước nhà, bao giờ mới hết cảnh bắt ngắm trăng tập thể???

Nặc danh nói...

Ông Lưu này chắc là anh của ông Ly nên mới tràng giang đại hải vậy,sáng tam bôi tửu chứ sáng tác được cái giầy

Dân Cày nói...

Nghe Bác Hùng vừa nhắc đến tên Nguyễn Văn Lưu mình ngờ ngợ là tên Lưu dẫn đầu đám hội đồng đánh cô Nhã Thuyên, thì đúng vậy. Sao già rồi mà còn khốn nạn đến thế nhỉ? cả đời chỉ chực làm tên đồ tể trên văn đàn, Xin quý vị cho tôi thêm vào sau tên của y một chữ "Manh" nhé


Nặc danh nói...

Cảm ơn bác dân cày, cái tên bác đặt cho đ/c Lưu...manh ấy, quá chính xác quá độc đáo. Con cháu "Lưu manh" chắc sau này không dám ngẩng mặt khi ra đường. Hay ông ấy chẳng có con cháu???

Nặc danh nói...

Lưu manh là nghề của trẫm !