Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

NHỮNG NGHỊCH LÝ VĂN HÓA


Văn hoá không chỉ là "Cờ đèn kèn trống" mà nó chính là toàn bộ đời sống của nhân dân, và vì thế nó đòi hỏi những người thực thi phải được đào tạo bài bản. Chỉ một ứng xử không đúng có thể làm lệch hướng cả một phong tục đẹp. Các buôn làng Tây Nguyên khi được định canh định cư, người ta làm theo thiết kế ô vuông như ở thành phố. Kết quả là được cái văn minh sạch đẹp nhưng hình như cái hồn, cái cốt của làng nó rơi vãi ở đâu hết, cái ấm cúng gần gũi của dân làng với nhau nó cũng biến đi đâu mất... 
------------




          Hiện nay ở các buôn làng Tây Nguyên đang có những chuyển dịch văn hoá rất khủng khiếp. Đời sống buôn làng có nhiều thay đổi, kéo theo nhiều thay đổi về tinh thần, về những  giá trị tưởng như rất bền chặt nhưng té ra khi đối diện với cơn lốc thị trường nó lại vô cùng mong manh dễ vỡ.


          Đưa văn minh hiện đại đến với đồng bào là mục tiêu phấn đấu của Đảng ta, nhà nước ta. Nhưng về mặt nào đấy, sự văn minh ấy lại thách thức các giá trị văn hoá truyền thống. Điện về mang theo bao điều tốt đẹp và tiện dụng, nhưng nó sẽ giết chết các đêm kể khan, hơamon truyền thống. Các bộ chiêng không thể tiện dụng bằng ghi ta, organ, ngồi kỳ cạch dệt cả tháng trời được một tấm thổ cẩm trong khi các cửa hàng cửa hiệu bán đầy đồ may sẵn mà giá lại rẻ... thì rõ ràng các giá trị văn hoá truyền thống đang bị tấn công rất dữ dội.

          Đấy là những thách thức mang tính khách quan mà bản thân nền văn hoá nào cũng phải trải qua, và, bản thân văn hoá nó cũng có khả năng điều tiết, thích nghi. Bên cạnh đấy còn có những thách thức mang yếu tố chủ quan của những người điều hành nhiều khi cũng làm tăng nhanh sự biến mất của văn hoá truyền thống. Ví dụ như việc chúng ta ồ ạt xây dựng các nhà rông văn hoá, mỗi cái hàng mấy trăm triệu là một sự lãng phí rất lớn, và nó khiến cho các nhà rông truyền thống hết... đất sống. Nhà rông chỉ gắn với từng làng cụ thể, nó là linh hồn của làng, là niềm tự hào, là sức mạnh của làng, là đời sống tâm linh của cộng đồng ấy, là ước mơ, khát vọng của nhân dân, là nơi cả làng quây quần tụ hội... Trong khi đó, các nhà rông văn hoá thường làm ở trung tâm xã, rất to và hiện đại, và không... ai lên cả. Nó có thể là một trụ sở, một thiết chế văn hoá, nhưng không thể thay thế cho các nhà rông truyền thống của từng làng. Và nếu chỉ dùng để làm trụ sở văn hoá cho xã thì có cần phải xây dựng to lớn hoành tráng đến thế? Theo khảo sát của chúng tôi thì phần lớn các nhà rông văn hóa, sau khi long trọng làm lễ khánh thành, bàn giao xong là… để đấy, nhiều cái xuống cấp hư hỏng, nhiều cái khóa chặt như… nhà kho…

          Hiện đang có một thực tế là ai cũng có thể làm... ở ngành văn hoá được, từ cấp tỉnh chứ chả nói đến cấp huyện, cấp xã. Văn hoá không chỉ là "Cờ đèn kèn trống" mà nó chính là toàn bộ đời sống của nhân dân, và vì thế nó đòi hỏi những người thực thi phải được đào tạo bài bản. Chỉ một ứng xử không đúng có thể làm lệch hướng cả một phong tục đẹp. Các buôn làng Tây Nguyên khi được định canh định cư, người ta làm theo thiết kế ô vuông như ở thành phố. Kết quả là được cái văn minh sạch đẹp nhưng hình như cái hồn, cái cốt của làng nó rơi vãi ở đâu hết, cái ấm cúng gần gũi của dân làng với nhau nó cũng biến đi đâu mất... Đang có một hiện tượng là chúng ta áp đặt ý chí của những người thực thi vào một nền văn hoá khác. Người Kinh chúng ta thuộc hệ văn minh lúa nước, còn đồng bào dân tộc Tây Nguyên thuộc nền văn minh nương rẫy, có nhiều điểm chung và cũng có nhiều điều khác xa nhau, không thể áp đặt và cũng không thể đồng hoá. Lấy từ hiện tượng cồng chiêng ra mà ngẫm cũng thấy có nhiều điều lý thú. Chúng ta đều biết người dân tộc Tây Nguyên không làm được cồng chiêng, mà nó do người Kinh và người Lào làm, nhưng cồng chiêng lại gắn bó với người Tây Nguyên, trở thành đặc sản của riêng họ chứ người Kinh và người Lào không sử dụng chiêng thông dụng, bất quá nó chỉ là phèng la trong các đám ma. Người Tây Nguyên biến chiêng thành văn hoá của riêng mình. Không chỉ văn hoá tinh thần, chiêng còn là tài sản, là thước đo sự giàu nghèo hùng mạnh của từng gia đình, từng làng. Chiêng muốn sử dụng được, sau khi đúc xong phải chỉnh sửa âm thanh, "lên dây chiêng". Thì những người lên dây chiêng giỏi nhất, tài hoa nhất chính là người dân tộc Tây Nguyên chứ không phải là những người Kinh đúc chiêng ở làng Phước Kiều, Quảng Nam kia...

          Tất cả các lễ hội dân gian đều xuất phát từ chính đời sống của cư dân ở cộng đồng ấy, nó gắn với cộng đồng, và những gì còn lại đến hôm nay là thứ tinh túy nhất, hữu ích nhất, dẫu có thể dưới con mắt đương đại nó lạc hậu, nhưng nó phải có một thứ gì đấy để dẫu người bây giờ thiên kinh vạn quyển nhưng vẫn phải tuân phục nó. Giờ chúng ta “thay mặt nhân dân” để tổ chức các lễ hội dân gian theo hướng sân khấu hóa, hiện đại hóa, có ban bệ có kính thưa kính gửi, có dự trù kinh phí và có kịch bản được duyệt. Nhiều kịch bản được viết ra bởi những người không hiểu biết vùng đất ấy, phong tục ấy, và cũng như thế với các đạo diễn chuyên nghiệp, cuối cùng các lễ hội dân gian biến thành những thứ tạp pí lù rất khó gọi tên bởi, cái cốt lõi của nó, cái làm nên hốn cốt của lễ hội, nó ở lại làng rồi, các nghệ nhân được đưa lên phố, họ trở thành những diễn viên bất đắc dĩ, họ diễn chính họ trong những cái xác không hồn, bởi tất cả xung quanh là vô cùng xa lạ với họ, bởi cái thế giới tâm linh mà họ tôn thờ trong tâm tưởng lại cứ bệch bạc ra dưới ánh đèn sân khấu, và bởi họ đang diễn cho người khác chứ không phải đang thành tâm hành lễ cho mình và dân làng…

          Tóm lại là nó đụng đến chủ trương chính sách, và vai trò của những người thực thi văn hoá ở cơ sở là rất quan trọng, không thể hời hợt ai làm cũng được, mà phải được đào tạo, phải đam mê và có một cái tâm trong sáng, nâng niu quý trọng di sản của ông cha và tài sản do nhân dân lao động làm ra, chứ quyết không phải là thích gì làm nấy, lấy sự hiểu biết của mình áp đặt lên phong tục...

          Tưởng dễ mà lại cũng rất khó…       
     
                                                          

 

36 nhận xét:

Unknown nói...

Xin cám ơn lời cảnh tỉnh của Bác VCH
.Cái cách mà chính quyền ta đang làm và nói là giữ gìn ,bảo tồn Bản sắc văn hóa Tây Nguyên nhưng thực ra là PHÁ nó mất rồi... Không cẩn thận thì con cháu ta đời sau chỉ biết về VH Tây Nguyênthực sự qua cac đoạn Video Clip trên mạng hoặc qua sách ở thư viện hoặc ở Bảo tang . Con ngoài đời thực chẳng thấy nó đâu ...

nhatrang nói...

Nhiệt liệt chào mừng ngày giổ cha cái thằng viết và thằng cho treo khẩu hiệu. Cái ngày thiêng liêng mà hàng triệu người từ xưa tới nay đã bở mình vì nước mà nó đem ra "nhiệt liệt" thì hết chổ để nói.

Unknown nói...

bài có tâm, có chất

TRẦN DUY PHONG nói...
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Văn Công Hùng nói...

Bạn Trần Duy Phong:

Tôi không bao giờ dùng dấu chấm phẩy.
Và khi biên tập, duyệt bài, tôi cũng yêu cầu dùng dấu chấm, hoặc phẩy thay dấu chấm phẩy tùy từng trường hợp. Đấy là một dấu, với tôi, nó vô giá trị và làm rối câu. Nếu đọc văn tôi bạn sẽ thấy, chưa hề có dấu chấm phẩy xuất hiện trong bất cứ trang viết nào...

TRẦN DUY PHONG nói...
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Văn Công Hùng nói...

Trần Duy Phong:
Không sửa được còm bạn ạ, hoặc xóa hoặc giữ nguyên, bạn thông cảm.

LHA nói...

Thân mến gửi: Trần Duy Phong! bạn sai rồi;30 năm trong nghề của bạn, có nghĩa gì đâu với tập thể Hội đồng sư phạm chúng tôi. Mời bạn về tìm sách ngữ pháp mà học lại. Đừng bảo thủ, thì mới mở mang cái đầu của bạn nhé TDP!

PTN nói...

Dấu chấm phẩy (;) có những giá trị nhất định của nó, nhất là trong những câu ghép. Anh VCH không bao giờ dùng thì cũng hơi cực đoan.

Văn Công Hùng nói...

Gửi các bạn, tôi, có thể đấy là thói quen, không bao giờ dùng dấu chấm phẩy. Sau này đi làm nghề viết, rồi duyệt bài, biên tập, tôi nghiệm ra tôi đúng. Những dấu chấm phẩy ấy hoàn toàn có thể thay được bằng dấu phẩy, vậy thì tại sao chúng ta cứ làm phức tạp hóa nó lên. Văn tôi xưa nay chưa thấy ai kêu là ngắc ngứ dây cà ra dây muống dù tôi dùng rất nhiều câu phức. Tóm lại vừa là người sáng tạo chữ, vừa là người thực thi niêm luật ngữ pháp, tôi thấy như thế, và nó vẫn rất trong sáng. Các bạn thử xem, nhẹ nhàng hơn hẳn đấy...

Tuấn trắng nói...

Chân của ai đó mà đi kiểu...chấm phẩy thì đúng là không ổn, không đẹp, ngắc ngứ, hehe...
Văn, thơ của VCH không dùng dấu chấm phẩy là do thói quen, quan niệm. Nhưng rất khoát là trong các văn bản pháp quy, đặc biệt trong các văn bản pháp quy tiếng nước ngoài ( tiếng Anh), dấu chấm phẩy được dùng rất nhiều, và nó rất có giá trị!

Nặc danh nói...

theo quy định về trình bày văn bản, khi viện dẫn các căn cứ để quyết định, đề xuất một vấn đề nào đó mà đó chưa phải là dẫn liệu cuối cùng thì kết thúc bằng dấu chấm phẩy và xuống dòng. chỉ đến dẫn liệu cuối cùng mới đặt dấu chấm. Chắc bác Phong nói về câu trong văn bản, còn bác Hùng nói về câu trong văn học.

Nặc danh nói...

Khong dung dau cham phay ma van viet cau ghep la sai ngu phap.

Trần Huy nói...

công dụng của dấu chấm phẩy đây ạ :
-đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
-đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
( SGK NGỮ VĂN 7- TẬP 2)

Văn Công Hùng nói...

Mới đưa sang fb có 15 phút đã có bằng này còm đây ạ:

Van Nam Theo định nghĩa của cụ Trần Huy thì "chấm phẩy, xuống dòng, gạch ngang đầu dòng" là sai rồi
9 phút trước · Thích
Dang Trung Viet Nhất trí với bác Văn Công Hùng ....Chỉ cần dấu Phẩy và dấu Chấm ! Chấm phết, chấm phẩy thêm phiền phức rắc rối .....
8 phút trước · Thích · 1
Dong Nguyen Chấm phẩy thông thường chẳng mấy ai dùng. Trong văn chương thì không gặp. Trong các văn bản pháp luật có gặp, nằm giữa đoạn văn bản chứ không xuất hiện cuối câu xuống dòng gạch đầu dòng, vì chấm xuống dòng và gạch đầu dòng đã quá đủ để phân cách đoạn văn bản.
(Tui phát biểu với tư cách người có học ngôn ngữ)
6 phút trước · Thích · 2
Dang Trung Viet Mọi quy định trong văn bản hay văn học đều mang tính tự đặt, khái quát của 1 bộ phận nào đó .....Tôi CỨ.....nếu xuống hàng là CHẤM !
5 phút trước · Đã được chỉnh sửa · Thích · 1
Linh Thai Huy Uyên Hà muội vô xem nha...Huynh dân ngoại đạo chạ dám bàn...
4 phút trước · Thích
Thuận Ánh dấu chấm phẩy dùng trong nhiều trường hợp như Trần Huy nói là đúng và cần nhưng nếu nói dùng dấu chấm phẩy để xuống dòng, gạch ngang đầu dòng thì trong bất cứ trường hợp nào cũng không đúng - ý cháu như thế chú Văn ah
4 phút trước · Thích · 1
Pham Doanh Dấu chấm phẩy là có thực và hẳn vì có giá trị nên nó mới tồn tại. Các tranh luận với nhà thơ VCH theo tôi đều đúng cả; mà "phản biện" của nhà thơ cũng đúng vì ngữ pháp của văn chương, như cụ Tô Hoài từng nói khi có nhà phê bình chê cụ viết sai ngữ pháp : "Tôi còn đẻ ra ngữ pháp để họ nghiên cứu ấy chứ" !
3 phút trước · Thích · 1
Minh Phượng Vẫn dùng dấu chấm phẩy ạ. Em like số 8.
3 phút trước · Thích
Путин Вьетнама Dấu chấm phẩy (;) là dấu ngắt giữa các câu đối xứng về nội dung...
3 phút trước · Thích · 1
Van Nam Thường thì dấu chấm (.) hoặc chấm than (!), dấu hỏi chấm (?) là có thể xuống hàng, gạch đầu dòng. Chả ai dùng (;) để xuống hàng, gạch đầu dòng. Vì đơn giản là nó cấu thành 1 câu phức hợp cụ thể thì không thể xuống dòng được!
2 phút trước · Thích · 1
Thuận Ánh Van Nam chính xác, tôi thích ý kiến của Vân Nam
vài giây trước · Thích

Alo nói...

Chỉ người viết văn giỏi và vững ngữ pháp đông tây mới thì mới sử dụng chính xác và đúng vị trí của dấu "chấm phẩy". Ai không thạo thì không nên sử dụng.

khách qua đường nói...

Xin góp lời:
-Trong hành văn hiện đại, người tay nghề cao, có cách viết khéo để loại bỏ dấu chấm phẩy(;)khỏi trang văn của mình mà vẫn đúng ngữ pháp, diễn ý càng thanh thoáthơn.
-Không thể phủ nhận sự cần thiết của dấu chấm phẩy(;)ở một số trường hợp khi hành văn. Thậm chí, không có dấu câu nào có thể thay nó được.
Ví dụ: "Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm phẩy; quãng ngắt dài hơn, so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn, so với dấu chấm".
-Ai,sách nào hướng dẫn liền sau dấu chấm phẩy thì phải sang dòng như Bạn Trần Duy Phong trình bày thì người đó, sách ấy, dù số đông đi nữa vẫn là chuyện...tầm phào!

Trang Bình nói...

Các thầy đang bàn về dấu chấm phẩy,rất thú vị.
Em xin phép hỏi thầy Văn Công Hùng và các thầy về ý nghĩa cách dùng dấu gạch ngang (-),theo em vẫn hiểu thì trong văn bản nó (-) có nghĩa như dấu bằng (=) trong toán học. Hiểu thế có đúng không ạ ?

Vấn đề khác về dấu gạch ngang mà từ hồi học lớp 12 đến nay em vẫn thắc mắc trong đầu là em đã nhiều lần đọc thấy tên các danh nhân ghi trên bia hoặc lăng mộ nhưng chỉ thấy có 2 vĩ nhân là Các Mác và Hồ Chí Minh, tên của 2 vị này có dùng dấu gạch ngang.
Ví dụ:
-Trang bìa các tác phẩm của Mác hoặc phía dưới tượng Mác thường viết là:
KARL-MARX
-Tại Lăng Chủ tịch HCM ai cũng nhìn thấy:
HỒ-CHÍ-MINH .
Nhờ các thầy giải đáp, xin cám ơn.

Nặc danh nói...

Thời tôi đi học , dấu chấm phẩy là
dấu ngắt trong câu phức hợp (có các
mệnh đề liên kết với nhau bởi những
công thức ngữ pháp do các liên từ kết hợp nên như: "Tuy.... (;) nhưng...", "Không những...(;)mà còn..."). Trường hợp xuống dòng thì
dùng dấu chấm câu (.)trong câu bình thường, chấm than(!) cho câu cảm thán, chấm hỏi(?) cho câu nghi vấn.
Trường hợp xuống dòng có gạch đầu dòng thay cho câu trích dẫn hoặc
đối thoại khi không dùng 2 chấm mở
ngoặc kép (:"...")

Unknown nói...

Bác VCH nên đi từ Chư Sê xuống Phú Thiện, Phú Bổn( Ayunpa) Bác sẽ thấy những dãy nhà tập thể cho đồng bào trống hoắc...huhu. Bác chụp vài pô làm kỷ niệm....

Unknown nói...

Thật ra cách viết đó chẳng là gì cả. Đó là cách viết từ thời Petrus Ký. Lối viết của những nhà Nho bắt đầu học và canh tân tiếng Việt. Như ba tôi học từ thời Pháp thuộc vẫn viết như vậy. Cách viết đó còn tồn tại ở miển Nam đến năm 75. Thân mến.

khách qua đường nói...

Bạn Trang Bình thân mến!
VCH thì bận. Mình thì nhàn nhưng lại thiếu tầm. Xin góp lời cùng Bạn về câu hỏi không bình thường và thú vị trên:
-Có 3 đấu gạch ngang trong hành văn tiếng Việt. Gạch nối. Gạch ngang dài. Gạch chân. Chức năng mỗi dấu gạch ngang đều khác nhau. Dấu gạch nối để nối các từ phiên âm đa âm tiết và liên kết các từ với nhau khi cần tạo sự chú ý. Ví Dụ: Các-Mác.Ví dụ: Hàng vạn tàu đánh cá của TQ bắt đầu tràn xuống biển Đông. Giặc chưa cảm hết sự xấu hỗ sau sự kiện Hải Du 981 và cơn khát cái-ao-nhà-nhiều-dầu-lắm-cá đang khô cháy cổ họng của nó. Dấu gạch ngang dài để chú thích một bộ phận trong câu phức. Ví dụ: Ai về Quảng Bình
-vùng đất hứng chịu nhiều đạn bom ác liệt nhất trong chiến tranh-cũng đều nhận thấy nơi đây đã thay da đổi thịt nhanh chóng đến diệu kỳ.
Dấu gạch chân (đít)để lưu ý người đọc chỗ ấy là phần quan trọng. Vi tính hiện nay đã thay đấu gạch chân bằng mẫu chữ, màu sắc.
- Viết Các-Mác, đúng. Viết
Karl-Marx, sai vì dùng dấu gạch nối.
- Viết Hồ-Chí-Minh, sai. Viết Hồ Chí Minh, đúng. Đơn giản, HCM không phải là tự phiên âm đa âm tiết.
Chào Bạn.

Alo nói...

@Khách qua đường:
Nhiều trường hợp người Đức dùng gạch nối khi viết tên người, hay gặp nhất là tên Các Mác:
Karl-Marx
Ở Việt nam đôi khi cũng thấy dùng gạch nối khi viết tên người như trường hợp ở lăng HCM hoặc tên cố tbt đảng cs Trường Chinh:
Hồ-Chí-Minh, Trường-Chinh
Như vậy không thể nói cách viết này là sai.
Nó có quy tắc chính tả nào đó chăng???

Khách qua đường nói...

Chào Alo!
Thi thoảng, mình cũng bắt gặp đâu đó viết Karl-Marx(có gạch ngang). Mình cũng không để mắt đến làm gì. Xem như hiện tượng ngoài luồng.
Nếu mỗi danh từ riêng, gốc, viết thế nào, khi bê vào, không phiên âm thì nên giữ y như vậy, kể cả gốc viết có gạch nối.
Ở miền Nam, suốt một thời gian dài, khi viết các từ Hán Việt đều phải có gạch nối, chữ kế tiếp không viết hoa, chữ lót giữa họ,tên phải viết thường...
Ví dụ: Quảng-bình, Khái-hưng, Hồ-chí-Minh, văn-nhân,danh-thắng...
Nhưng, Bến tre,Gò nổi, Huỳnh văn Bánh,rớt mùng tơi...
thì dấu gạch nối không được sử dụng vì vốn từ thuần Việt.
Riêng ngay lăng của Bác, muôn con mắt tinh đời hằng ngày ra vào thăm viếng, viết Hồ-Chí-Minh nối bằng 2 cái gạch chướng mắt như thế là sai
ngữ pháp. Chính trị cũng cần gương mẫu tuân thủ ngữ pháp. Sai thì phải sửa. Dốt thì phải học. Chuyện đương nhiên ở đời.

Vũ Xuân Tửu nói...

Tôi thấy, ở trên cửa lăng có đề 2 dòng chữ, như sau:
Chủ tịch
Hồ-Chí-Minh
Xem ra, thì chữ này, mới có từ những năm 70 (tk XX).
Vũ Xuân Tửu

Nacdanh nói...

Chao bác Tửu,
Cái sai ở đây là không viết chữ Lăng vì đây là cái lăng của ông chủ tịch chứ không phải ông chủ tịch. Cho nên phải viết là:
Lăng Chủ tịch Hồ-Chí-Minh

Khách qua đường nói...

Trước một cái sai nhỏ nhưng không bình thường, xin mọi người yêu chữ nghĩa chân chính không nên hùa theo cái dốt đã nhỡ của quá khứ. Vấn đề không phải nên thêm hay không nên thêm từ"Lăng". Hàng ngàn đường phố
khắp cả nước, chỉ cần viết tên danh nhân trên biển bảng thì mọi người đều chấp nhận đó là con đường mang tên danh nhân ấy. Ví dụ: Phan Đình Phùng, Trần Phú...đều không có từ"đường"ở trước. Huống hồ ở đây, cái lăng to đùng thì cần gì phải giới thiệu"lăng" để mọi người không nhầm với từ đường, mộ mả. Sai nghiêm trọng là phải tháo gỡ đi 2 cái gạch nối để quên đi ai đó thiếu chữ một thời đã chủ quan không tham ý người có chữ. Đơn giản, viết Hồ-Chí-Minh thì phải viết Nguyễn-Sinh-Sắc, phải viết Hoàng-Thị-Loan, phải viết Nguyễn-Công-Trứ...Sửa một không muốn để đi sửa triệu, rồi sửa sách giáo khoa... tốn kém cả ngàn tỷ mới thích thú à?

Nacdanh nói...

Có thằng dốt nhưng lại tỏ ra nguy hiểm.

Khách qua đường nói...

Giữa Nặc 03 tháng 8 và mình, ai nguy hiểm hơn ai? Mình: thấy cái sai trong cuộc sống, nói thẳng, thậm chí thẳng vào mặt để cuộc sống mỗi ngày tốt đẹp hơn. Tình cảm trong veo. Tranh biện có dẫn chứng. Trong sâu thẳm, có tấm lòng. Còn Nặc? Hiểu biết không tới đầu tới đũa. Vu vơ.
Miên man. Suy diễn. Rồi cuối cùng kết luận: nguy hiểm. Ngu dốt và tàn ác là bản chất của loại người như Nặc. Đừng đụng đến chữ nghĩa nó bẩn Nặc ơi!

Vũ Xuân Tửu nói...

Trao đổi bạn Trang Bình (08:07/02/08/14).
- Theo tôi, dấu gạch ngang (-), thường dùng trong các trường hợp sau:
1/ Mở đầu câu đối thoại;
2/ Diễn nghĩa tiếp nối trong câu thoại. (Ví dụ: - Trang Bình à, - tôi đắn đo, không biết tuổi tác địa vị bạn thế nào, e thất thố, -bạn thấy đấy, nhưng tôi vẫn mạo muội trao đổi);
3/ Phiêm âm địa danh, tên người, danh từ riêng... từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. (Ví dụ: Pa-ri, Sê-khốp, in-tơ-nét);
4/ Nhấn mạnh ý trong câu. (Ví dụ: Từ bao đời nay, chúng ta đều khảng định, Quần-đảo-Hoàng-Sa-Trường-Sa-là-của-Việt-Nam);
Trường hợp này, cũng có thể thay bằng dấu gạch chân cả đoạn văn đó;
5/ Thay cho liên từ, hoặc thay dấu phảy. (Ví dụ: Giáo sư-Tiến sỹ Trần Đình Sử, hoặc Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đình Sử).
6/ Mở đầu đoạn văn, thay cho cách đánh số thứ tự.
- Tôi là người mới chập chững cầm bút, tự tổng kết, thấy rằng, trong một câu, người ta có thể dùng gần hai chục dấu câu, với gần ba mươi nghĩa khác nhau.
Đấy là không kể các ký hiệu dùng trong câu văn trên mạng in-tơ-nét. Ví dụ: Vui wá/ vui quá (gắn thêm hình cái mặt cười bên cạnh nữa).
Rất mong có sự trao đổi lại, ngõ hầu lại được học thêm điều hay, lẽ phải. Trân trọng.
Vũ Xuân Tửu

Trang Bình nói...

Hôm nay đọc thêm và đọc lại các chỉ dẫn của các thầy em rất cảm ơn,đặc biệt là thầy Vũ Xuân Tửu và thầy có nick "Khách qua đường". Nhưng em cũng hơi hoảng vì chỉ là vấn đề chính tả mà có ý kiến căng thẳng.
Em sẽ tìm hiểu tiếp về chỉnh tả trong tiếng Việt.
Cám ơn các thầy.

Vũ Xuân Tửu nói...

Trao đổi thêm với bạn Trang Bình (22:55, 5/8/14)
Chẳng là bạn kêu Thầy, nên đáp lễ cho vui.
Trong ý kiến trước, bạn còn nêu mối quan hệ giữa dấu gạch ngang(-), với dấu bằng (=), thì tôi xin nói thêm thế này:
Dấu gạch ngang có chừng trên dưới chục cách dùng, mang ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, dùng làm dấu cách chỉ quan hệ thời gian (ngày-tháng-năm); hoặc dùng thay dấu phảy, trong tổ hợp từ chỉ địa danh bao hàm nhau, thường từ cấp xã lên tỉnh xã-huyện-tỉnh, ví dụ: Kim Liên-Nam Đàn-Nghệ An; hoặc chỉ sự ngang bằng so sánh, thay từ "là". Ví dụ: Nguyễn Trãi- Danh nhân văn hóa thế giới.
Còn dấu bằng, thì ông Hữu Ngọc, trong cuốn Lãng du trong văn hóa Việt Nam, Nxb Thanh Niên, 2008, trang 961, có viết: "Phong bì thư đề: Monsieur (=ông)Ba, 69 Rue du Chanvre (=phố Hàng Gai)..."
Vũ Xuân Tửu

Khách qua đường nói...

Góp lời: Dấu =(bằng)không nằm trong hệ thống dấu cấu tiếng Việt.(chấm, chấm phẩy, hai chấm, chấm than, dấu hỏi, phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép, ba chấm rơi, chấm hết... Dấu = là ký hiệu toán học.
Ông Hữu Ngọc sử dụng dấu = trong ngữ cảnh trên là không đúng mà còn thừa,
ý của ông là muốn người đọc hiểu
monsieur nghĩa là"ông", Rue du Chanvre là"phố Hàng Gai". Chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn là đủ. Thêm dấu bằng vào vừa lẩn thẩn, vừa bị hiểu nhầm là coi thường người đọc. Khoa học chữ nghĩa là rõ ràng, dứt khoát, không thể nói nước đôi được.
Lời thẳng, dễ mích lòng. Nhưng được cái, luôn luôn bảo vệ cái đúng của chữ nghĩa, xa hơn, của cuộc sống mến yêu.

Vũ Xuân Tửu nói...

1/ Trao đổi Khách qua đường (11:08/6/8/14)
Cám ơn bạn, trong văn học thường sử dụng 2 loại dấu toán học là cộng (+) và bằng (=) cho tiện dụng và chấp nhận được.
Cũng trong tác phẩm trên của Hữu Ngọc, trang 857, có câu: "Nguyễn Khắc Viện = Đạo lý và gốc Nho + Khoa học thực nghiệm + Chủ nghĩa tự do dân chủ + Học thuyết Mác".
2/ Lại nói thêm với Trang Bình, dấu gạch ngang còn để thay từ "đến", chỉ khoảng cách thời gian, địa lý. Ví dụ: Ông ấy chỉ sống được bốn mươi hai tuổi (1890-1932), hoặc là: Đường sắt Hà Nội- Vinh dài chừng ba trăm ki-lô-mét".
Vì không mở tư liệu, nên nhớ không hết, thông cảm.
Vũ Xuân Tửu

Unknown nói...

Các bác đừng nên rối rắm làm gì. Dấu gạch ngang(-) là dấu LIÊN TỰ. Dùng cho danh từ nhân xưng, hoăc tên riêng, hoặc cho động từ, nếu thiếu sự liên kết sẽ bị hiều lầm. Thân mến!

TRẦN DUY nói...

Khách qua đường nói...
"Trước một cái sai nhỏ nhưng không bình thường, xin mọi người yêu chữ nghĩa chân chính không nên hùa theo cái dốt đã nhỡ của quá khứ. Vấn đề không phải nên thêm hay không nên thêm từ"Lăng". Hàng ngàn đường phố
khắp cả nước, chỉ cần viết tên danh nhân trên biển bảng thì mọi người đều chấp nhận đó là con đường mang tên danh nhân ấy. Ví dụ: Phan Đình Phùng, Trần Phú...đều không có từ"đường"ở trước. Huống hồ ở đây, cái lăng to đùng thì cần gì phải giới thiệu"lăng" để mọi người không nhầm với từ đường, mộ mả. Sai nghiêm trọng là phải tháo gỡ đi 2 cái gạch nối để quên đi ai đó thiếu chữ một thời đã chủ quan không tham ý người có chữ. Đơn giản, viết Hồ-Chí-Minh thì phải viết Nguyễn-Sinh-Sắc, phải viết Hoàng-Thị-Loan, phải viết Nguyễn-Công-Trứ...Sửa một không muốn để đi sửa triệu, rồi sửa sách giáo khoa... tốn kém cả ngàn tỷ mới thích thú à?"
19:14 Ngày 03 tháng 08 năm 2014
Thưa bạn Khách qua đường: Nhìn cái lăng, biết ngay đó là cái lăng, thế thì nhìn đoi dép biết ngay đó là đôi dép, trong các nhà bảo tàng có khi nào dưới đôi dép cao su người ta ghi: Bác Hồ mà thiếu chữ đôi dép? Tương tự với nhà tình thương, nhìn biết ngay đó là cái nhà, có khi nào người ta treo biển chỉ có hai chữ tình thương thiếu chữ nhà?( Còn nhiều ví dụ khác như trường học, chùa, siêu thị,,vv)
Tôi đồng ý với bạn không ghi chữ đương trên biển tên đường, nhưng không đồng ý với bạn không ghi chữ lăng ở lăng Bác Hồ.