Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

VĨNH BIỆT DƯƠNG KIỀU MINH

Hôm nọ là "tiễn biệt" hôm nay mới chính thức vĩnh biệt Dương Kiều Minh. Bạn Phùng Hoàng Anh từ sáng đến giờ liên tục gọi và nhắn tin rằng blog VCH nên đưa ảnh về tang lễ của nhà thơ Dương Kiều Minh, xúc động lắm, trang trọng lắm, ấm áp lắm. Chết như thi nhân, dẫu có xót như mọi cái chết thông thường khác, thì nó vẫn có những điều mà cái chết thông thường khác không có.


Đọc bài của Tạ Duy Anh mới biết té ra lúc sống Dương Kiều Minh ít "chơi mạng" nên khi search google thì thấy chủ yếu là các bài mới đây về sự ra đi và tang lễ của anh.



Từ trưa đến giờ mình ngồi đọc một loạt bài của bạn bè văn chương viết về anh, thấy bài của Tạ Duy Anh tả Minh khổ quá. Trời ạ, từng làm ở cái nhà máy thủy điện to nhất nước thời ấy mà Minh phải quệt nước mắt khi một buổi trưa, tại khu tập thể công nhân xây dựng thủy điện, Tạ Duy Anh nấu 1 bơ gạo, xào một đĩa bắp cải có mỡ và ốp 1 quả trứng gà công nghiệp. Dương Kiều Minh vừa gạt nước mắt ăn vừa hỏi: tiền ở đâu ra mà ông đã có bắp cải xào mỡ rồi lại còn trứng nữa...


Mình nhớ có lần gặp Dương Kiều Minh ở chợ đêm Lạng Sơn, mình ngồi nhậu ngay cổng chợ, thấy Minh đi bộ qua, kêu rủ nhưng Minh đã đi thẳng vào trong chợ. Cũng trong bài, lão Tạ kể, khi đã làm quan văn nghệ (chủ tịch Hội VHNT Hà Tây) đã có ô tô ngồi dạng chân ra như... quan thì Minh vẫn khổ. Lúc mình gặp Minh ở Lạng Sơn ấy, Minh đang là chủ tịch hội Hà Tây.


Thế thì không thể không post ngay mấy cái ảnh lễ tang của Minh dù trưa nay mình mới mần bài rừng đã cháy và rừng vẫn cháy.


Ảnh lấy từ blog Phùng Hoàng Anh theo đề nghị của Anh:

Được biết nhà thơ Dương Kiều Minh chỉ có một con gái, cháu đã đi làm. Căn nhà anh chỉ còn lại 2 người, bà quả phụ Dương Kiều Minh là bác sĩ và cháu Kiều Ngân, con gái anh. 

Nhẹ nhàng và thanh thản, Dương Kiều Minh đã ra đi.




Nhà thơ Bằng Việt - Chủ tịch Hội LHVH NT Hà Nội đọc Điếu văn.




Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ( đứng thứ hai bên trái )




Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội đọc quyết định Ban tổ chức Lễ tang nhà thơ Dương Kiều Minh.





Nhà thơ Tô Thi Vân có nhiều năm gắn bó với Nhà thơ Dương Kiều Minh ở tạp chí Văn nghệ Thủ đô nhìn bạn thơ lần cuối.


 

Nhà văn Tạ Duy Anh và Xuân Anh nhìn bạn thơ lần cuối.

 

Nhà thơ Ngô Kim Đỉnh nhìn mặt bạn thơ lận cuối.

 

Tiễn anh về cõi vĩnh hằng.



Ảnh : Quốc Toản, Hoàng Anh.

4 nhận xét:

Lê Khánh Mai nói...

Vĩnh biệt nhà thơ Dương Kiều Minh

Nặc danh nói...

VĨNH BIỆT DƯƠNG KIỀU MINH — (Văn Công Hùng)
"Từ trưa đến giờ mình ngồi đọc một loạt bài của bạn bè văn chương viết về anh, thấy bài của Tạ Duy Anh tả Minh khổ quá. Trời ạ, từng làm ở cái nhà máy thủy điện to nhất nước thời ấy mà Minh phải quệt nước mắt khi một buổi trưa, tại khu tập thể công nhân xây dựng thủy điện, Tạ Duy Anh nấu 1 bơ gạo, xào một đĩa bắp cải có mỡ và ốp 1 quả trứng gà công nghiệp. Dương Kiều Minh vừa gạt nước mắt ăn vừa hỏi: tiền ở đâu ra mà ông đã có bắp cải xào mỡ rồi lại còn trứng nữa.."
............................................................................................................................................
Mình là bạn cùng xí nghiệp thi công cơ giới Bờ Phải với KIỀU MINH hồi năm 82-83 và nửa đầu năm 84.
Hồi ở Hòa Bình thì quả là có khổ, nhưng không đến nỗi tệ hại như TẠ DUY ANH viết về KIỀU MINH như vậy. Ngày đó món ăn chủ lực của bọn mình là trứng và đu đủ xào hoặc măng xào ( ở HÒA BÌNH măng và đu đủ rất nhiều và rất rẻ, nhiều người còn chịu khó vào rừng đào măng mang về phơi khô để tết mang về quê ). Lâu lâu xí nghiệp lại được chia một con lợn, thịt lợn thì chia đều cho anh em, còn lòng lợn thì làm một bữa tiệc linh đình vui vẻ lắm. đặc biệt ở BỜ PHẢI khi đó vào mùa hè uống bia hơi mệt nghỉ, chỉ tội cái xếp hàng hơi lâu.
Ngày đó, lương danh nghĩa thì thấp nhưng do làm công trường trọng điểm nên hay phải tăng ca, cũng như tiền bồi dương ăn giữa ca cũng khá cao. Số tiền ăn ca và tiền tăng ca còn nhiều hơn cả tiền lương. Ngoài ra, ai chị khó thì mỗi lần nổ mìn lại lây vài cái vỏ thùng mìn về bán cho dân cũng kiếm được vài bữa ăn tươi đàng hoàng. thời đó thì cứa vài ngày lại nổ mìn một lần. Mình với KIỀU MINH cũng hay đi ra quán nước kêu một cút rượu và mấy quả trứng vịt luộc nhâm nhi cho vui ( ngày đó không có trứng vịt lộn). Có bữa ngồi quán với KIỀU MINH, thấy KIỀU MINH cứ đăm chiêu suy nghĩ, mới hỏi : ông nghĩ gì vậy??? KIỀU MINH cười bẽn lẽn : tôi vừa nghĩ ra một ý thơ !!!
TẠ DUY ANH viết thế này thì có phần bôi bác KIỀU MINH hơi bị quá đáng.
Tạ Duy Anh nấu 1 bơ gạo, xào một đĩa bắp cải có mỡ và ốp 1 quả trứng gà công nghiệp. Dương Kiều Minh vừa gạt nước mắt ăn vừa hỏi: tiền ở đâu ra mà ông đã có bắp cải xào mỡ rồi lại còn trứng nữa.."
Mình biết kiều minh là người ham làm thơ và ham đọc sách, KIỀU MINH không phải là người ham ăn tục uống và khổ sở đến vậy.

Vì mấy lời của TẠ DUY ANH nên mình có vài lời như vậy, vậy thôi.

Vân Phương nói...

Mình cũng ở Hoà Bình và thấy trước năm 1983 bọn mình còn khổ hơn mô tả của nhà văn Tạ Duy Anh nhiều, chỉ từ sau lấp sông mọi việc mới khá hơn chút đỉnh. Bọn mình làm ngoài hiện trường quần quật nhưng có tới 20 ngày trong tháng chỉ dám ăn mỗi bữa nửa miếng đậu phụ thôi, rau muốn chấm nước muối chứ chả có nưcớ mắm đâu. Thỉnh thoảng có thịt, cá trứng thì phải ăn ào ào trong 2 ba ngày kẻo bị thiu do không có tủ bảo quản, nói chung bọn chưa có gia đình hầu như đói, thèm khát quanh năm. Chuyện như nhà văn TDA kể hoàn toàn có thể xảy ra. DKM rất hay mủi lòng khi ai đó tốt với ông ấy. Vả lại mình biết ông TDA này không bao giờ bịa chuyện, nhất lại là chuyện liên quan đến người chết. Toàn bộ bài viết là tình cảm trân trọng mà TDA giành cho DKM, làm gì có chỗ nào bôi bác. Đỗ Minh Tuấn cũng kể từng được TDA đãi cơm bằng tiết lợn xào giá sau khi TDA bán cả cái tem phiếu thực phẩm. Ngày đó khổ lắm bạn ạ. Những người lên HB từ trước năm 1983 đều cực kỳ khổ sở vì miếng ăn. Từ sau năm 1986 có khá hơn. Mình quý các nhà văn, nhà thơ từ Sông Đà ra đi vì họ đều nỗ lực vượt khó và nhất là đức tính trung thực. Trong bài có chi tiết nào bôi bác thì chính là chi tiết TDA tiếp tay cho VHS bán đồ lấy cắp để đãi bạn văn thôi bạn ạ. Không phải ai cũng dám nói thật như vậy đâu.

Nặc danh nói...

Tạ Duy Anh nấu 1 bơ gạo, xào một đĩa bắp cải có mỡ và ốp 1 quả trứng gà công nghiệp. Dương Kiều Minh vừa gạt nước mắt ăn vừa hỏi: tiền ở đâu ra mà ông đã có bắp cải xào mỡ rồi lại còn trứng nữa.."

Năm 82- 83- đầu 1984 Mình và KIỀU MINH cùng làm ở xi nghiệp thi công cơ giới số 1, bờ phải ( nằm ngay thị xã hòa bình)
Cuối 1981 mình lên Sông Đà, tiền lương hồi đó vân bao cấp, làm ở Sông Đà mình được hưởng ngay lương kỹ sư 63 đồng ( nếu làm ở các nơi khác thì mới ra trường chỉ được hưởng 85% của 63 đồng thôi ) ngoài ra còn có thêm tiền ăn giữa ca, tiền tăng ca ( trung bình 1 tuần tăng 1 kíp nhân đôi lên là 6 công )tiền ăn giữa ca và tiền tăng ca nhiều hơn tiền lương.
Đi trực ca ở thi công cơ giớ là như vậy, còn ở các công ty dân dụng hay văn phòng tổng công ty thì thu nhập như thế nào, mình không biết.
Bạn hãy so sánh thu nhập ở cơ giới khoảng 130 đến 150 đồng trên tháng. Trong khi đó nếu làm ở các cơ quan hành chính sự nhiệp khác thì thu nhập chỉ có 63đ x 85% mà thôi. Bạn thấy đấy làm ở Sông Đà còn "sướng" hơn khối nơi khác.
Mình cũng đồng ý là làm ở Sông Đà khổ, nhưng nó không tệ hại đến mức như TẠ DUY ANH viết : xào một đĩa bắp cải có mỡ và ốp 1 quả trứng gà công nghiệp. Dương Kiều Minh vừa gạt nước mắt ăn vừa hỏi: tiền ở đâu ra mà ông đã có bắp cải xào mỡ rồi lại còn trứng nữa.."

Mình xin kể thêm một kỷ niệm về KIỀU MINH.
mình sống hơi cẩu thả, tiền bạc là cứ vo viên đút túi, còn Kiều Minh thì rất chỉn chu, Kiều Minh có ví rất đẹp, tiền lẻ để ngăn riêng, tiền to để ngăn riêng. Tờ tiền nào cũng phẳng phiu.
Có một lần KIỀU MINH rủ mình ra quán uống nước ( nước chè chén, ăn kẹo lạc, kẹo dồi, hút thuốc lá, thuốc lào ), khi giả tiền, KIỀU MINH mở ví ra thấy có nhiều tiền lẻ trong ví nhưng KIỀU MINH không lấy tiền lẻ mà lấy ra một xấp tiền mệnh giá lớn nhất.
Bà chủ quán hỏi: cậu có tiền lẻ không ?? Kiều Minh : dạ, không có tiền lẻ, chỉ có tiền này thôi.
Báo hại bà chủ quán phải vào nhà trong tìm ra một mớ tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho KIỀU MINH.
Khi ra về mình mới nói : sao không đưa cho người ta tiền lẻ, mà lại đưa cho người ta tờ tiền to mới tinh, để bây giờ phải ôm một đống tiền bèo nhèo.
KIỀU MINH cười ranh mãnh: hôm nay mình hù bà lão một trận cho bà lão sợ.
Có phải ông hù bà lão để cưa con gái bà ấy không ?? mà tôi thấy bà ấy đâu có sợ !!! mà tôi không ngờ ông lại gian manh xảo quyệt đến vậy.
Kiều Minh cười hề hề : chiêu này là tôi mới học được của mấy nhà thơ dưới Hà Nội!
Tôi biết ngay mà, ông không thể gian dối được. Mà ông định gian dối thì cũng lòi đuôi ngay.
Rồi hai thằng bạn lại cười hề hề với nhau.